CẢNH BÁO VỀ SỬ DỤNG HÓA ĐƠN BẤT HỢP PHÁP

CẢNH BÁO VỀ SỬ DỤNG HÓA ĐƠN BẤT HỢP PHÁP
 
  1. Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là gì?
Theo điều 22 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, cụ thể như sau:
Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng.
  • Hóa đơn giả là hóa đơn được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn.
  • Hóa đơn chưa có giá trị sử dụng là hóa đơn đã được tạo theo hướng dẫn tại Thông tư này, nhưng chưa hoàn thành việc thông báo phát hành.
  • Hóa đơn hết giá trị sử dụng là hóa đơn đã làm đủ thủ tục phát hành nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa; các loại hóa đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; hóa đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngừng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế).
 
  1. Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn là gì:
Theo điều 23 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định việc Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, cụ thể như sau:
  1. Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn là việc:
  • Lập khống hóa đơn;
  • Cho hoặc bán hóa đơn chưa lập để tổ chức, cá nhân khác lập khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (trừ các trường hợp được sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế bán hoặc cấp và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư này);
  • Cho hoặc bán hóa đơn đã lập để tổ chức, cá nhân khác hạch toán, khai thuế hoặc thanh toán vốn ngân sách;
  • Lập hóa đơn không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc;
  • Lập hóa đơn sai lệch nội dung giữa các liên;
  • Dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác.
 
  1. Một số trường hợp cụ thể được xác định là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn:
  • Hóa đơn có nội dung được ghi không có thực một phần hoặc toàn bộ.
    - Sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán ra, để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào không có chứng từ hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra để gian lận thuế, để bán hàng hóa nhưng không kê khai nộp thuế.
  • Sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán hàng hóa, dịch vụ, nhưng không kê khai nộp thuế, gian lận thuế; để hợp thức hàng hóa, dịch vụ mua vào không có chứng từ.


 
  1. Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn.
  • Sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ mà cơ quan thuế, cơ quan công an và các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.
 
  1. Mức phạt sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và bất hợp pháp hóa đơn.
     Theo điều 11 và 12 Thông tư 10/2014/TT-BTC quy định:
 
  1. Đối với hành vi không lập đủ các nội dung bắt buộc trên hóa đơn theo quy định, trừ các trường hợp hóa đơn không nhất thiết phải lập đầy đủ các nội dung theo hướng dẫn của Bộ Tài chính:
  1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không lập đủ các nội dung bắt buộc theo quy định, trừ các trường hợp hóa đơn không nhất thiết phải lập đầy đủ các nội dung theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, nếu các nội dung này không ảnh hưởng đến việc xác định nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ.
Trường hợp tổ chức, cá nhân đã lập hóa đơn và không lập đủ các nội dung bắt buộc theo quy định nhưng tự phát hiện ra và lập hóa đơn mới điều chỉnh, bổ sung các nội dung bắt buộc theo quy định thì không bị xử phạt
  1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không lập đủ các nội dung bắt buộc theo quy định, trừ các trường hợp hóa đơn không nhất thiết phải lập đầy đủ các nội dung theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
 
  1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này) hoặc hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn (trừ hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này).
Theo Công văn số 568/TCT-CS ngày 26/02/2014 của Tổng cục thuế hướng dẫn:

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp người nộp thuế có hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn thì:
  • Nếu trường hợp doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn mà dẫn đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định tại Điều 108 của Luật Quản lý thuế thì DN chỉ bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 98/2007/NĐ-CP Nghị định số 129/2013/NĐ-CP Thông tư số 61/2007/TT-BTC Thông tư số 166/2013/TT-BTC nêu trên, không bị xử lý về hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn theo quy định của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 51/2010/NĐ-CP Nghị định số 109/2013/NĐ-CP Thông tư số 10/2014/TT-BTC nêu trên.
  • Nếu trường hợp doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn mà không dẫn đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định tại Điều 108 của Luật Quản lý thuế thì doanh nghiệp chỉ bị xử lý về hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn theo quy định của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 51/2010/NĐ-CP Nghị định số 109/2013/NĐ-CP Thông tư số 10/2014/TT-BTC nêu trên, không bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 98/2007/NĐ-CP Nghị định số 129/2013/NĐ-CP Thông tư số 61/2007/TT-BTC Thông tư số 166/2013/TT-BTC nêu trên.
 
  1. Cách xử lý hóa đơn bất hợp pháp:
Căn cứ Thông tư số 26/2015/TT-BTC quy định:
"b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).
Nội dung trên hóa đơn phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; không được tẩy xóa, sửa chữa; phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ; chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quảng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống (nếu có). Trường hợp hóa đơn tự in hoặc hóa đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hóa đơn thì không phải gạch chéo."
Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC quy định:
"Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1.Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật."

2. Nếu hóa đơn đó chưa kê khai, hạch toán:
Thuế GTGT: Không kê khai hóa đơn đó (vì Không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào) và số tiền thuế GTGT đó cũng là chi phí bị loại.
- Thuế TNDN: Hạch toán chi phí đó bình thường (nhưng theo dõi trên 1 file Excel, để biết đó là chi phí không được trừ) -> Cuối năm khi lập Tờ khai Quyết toán thuế TNDN thì loại phần chi phí đó ro -> Nhập vào Chỉ tiêu B4 trên tờ khai Quyết toán thuế TNDN.
-> Nếu chưa kê khai và hạch toán thì các bạn nên bỏ luôn hóa đơn đó đi (vì nếu cơ quan thuế biết, sẽ phạt tội sử dụng hóa đơn bất hợp pháp)
3. Nếu hóa đơn đó đã kê khai, hạch toán:
- Thuế GTGT: Kê khai Điều chỉnh giảm trên tờ khai thuế GTGT, điều chỉnh hạch toán thuế GTGT trên sổ sang chi phí không được trừ.
Trong trường hợp, việc điều chỉnh làm phát sinh thuế phải nộp hoặc Doanh nghiệp đã xin hoàn thuế, Doanh nghiệp sẽ bị truy thu thuế, phạt chậm nộp thuế.
- Thuế TNDN: Kê khai Điều chỉnh Tờ khai Quyết toán thuế (Nếu hóa đơn đó phát sinh trong năm thì xử lý như trên trường hợp 1) -> Giảm chi phí xuống và nhập vào Chỉ tiêu B4. 
Trong trường hợp, ảnh hưởng tới thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, sẽ bị truy thu và phạt chậm nộp thuế.
Lưu ý: 
  • Bên mua:  Không những không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, không được hạch toán vào chi phí -> Mà còn bị phạt về hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.
Chú ý:
  • Trường hợp DN mua hàng hóa, dịch vụ của DN phát sinh trước khi DN đó bỏ trốn và DN đó đã kê khai nộp thuế -> Thì các bạn có thể liên hệ với Chi cục thể để chứng minh là có giao dịch thật với DN đó
  • Các bạn cũng cần biết là: Cho dù các bạn có chứng minh được là giao thật -> Nhưng nếu bên bán bỏ trốn mà họ không kê khai thuế -> Thì bên mua cũng sẽ KHÓ được khấu trừ thuế GTGT và đưa vào chi phí nhé.




CLICK ĐƯỢC QUÀ BỰ, NGẠI GÌ KHÔNG THỬ!
- FREE Khai báo Thuế. Kích VÀO ĐÂY.
- FREE Soát xét Thuế. Kích VÀO ĐÂY.
- FREE Học báo cáo Thuế. Kích VÀO ĐÂY.
- FREE Nhận bản tin hoặc tài liệu. Kích VÀO ĐÂY.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Gửi bình luận

Mã bảo mật