AN TÂM VỚI CÁCH XỬ LÝ HÓA ĐƠN LẬP SAI NHÉ!

AN TÂM VỚI CÁCH XỬ LÝ HÓA ĐƠN LẬP SAI NHÉ!
Trong quá trình sản xuất Kinh doanh, khi lập hóa đơn, doanh nghiệp sẽ có lúc mắc phải những sai sót khi viết hóa đơn, hay các thông tin trên hóa đơn, ví dụ như: ghi sai thông tin hàng hóa, dịch vụ; sai thuế suất; sai thông tin bên mua;…Những lúc đó, tùy tình huống mà DN có cách xử lý lập hóa đơn sai khác nhau.
                    Xử lý hóa đơn lập sai kèm theo BIỂU MẪU khắc phục chi tiết:
Trường hợp 1: Doanh nghiệp có hóa đơn lập sai nhưng chưa xuất cho khách hàng
Trường hợp cụ thể Cách xử lý
Hóa đơn lập sai chưa xé khỏi quyển hóa đơn Không xé hóa đơn đã lập sai mà gạch chéo lên các liên của hóa đơn đó (vẫn lưu giữ số hóa đơn đã viết sai tại quyển hóa đơn).
Lập hóa đơn mới cho đúng và xuất cho khách hàng như bình thường.
Hóa đơn lập sai đã xé khỏi quyển hóa đơn Gạch chéo các liên của hóa đơn đã lập sai và lưu giữ lại hóa đơn đó (kẹp lại vào quyển hóa đơn hoặc lưu giữ riêng).
Lập hóa đơn mới cho đúng và xuất cho khách hàng như bình thường.
  • Trong tình huống này, doanh nghiệp chủ động hoàn toàn trong việc xử lý các hóa đơn đã lập sai; miễn rằng đảm bảo lưu trữ đầy đủ các hóa đơn đó và xuất hóa đơn mới cho đúng.
Trường hợp 2: DN có hóa đơn lập sai và đã xuất cho khách hàng; nhưng đôi bên chưa kê khai thuế đối với hóa đơn đó
Bước 1: DN liên hệ, thông báo với khách hàng về sai sót.
Bước 2: Đôi bên cùng nhau lập Biên bản thu hồi hóa đơn đã lập sai; trong đó, phải ghi rõ lý do thu hồi hóa đơn. Đồng thời, DN thu hồi lại hóa đơn đã lập sai từ khách hàng.
Bước 3: DN lập hóa đơn mới cho đúng và xuất cho khách hàng như bình thường; ngày lập hóa đơn mới là ngày các bên lập biên bản thu hồi hóa đơn.
  • DN gạch chéo lên các liên của hóa đơn lập sai đã thu hồi lại và lưu giữ chúng đầy đủ.
Trường hợp 3: DN đã xuất hóa đơn lập sai cho khách hàng và đôi bên đã kê khai thuế đối với hóa đơn đó
Trường hợp cụ thể Cách xử lý
Hóa đơn lập sai số lượng hàng hóa, sai đơn giá, sai thuế suất thuế giá tri gia tăng, sai số tiền thuế giá trị gia tăng, tổng thanh toán. Đôi bên cùng nhau lập Biên bản điều chỉnh hóa đơn đã lập sai; trong đó, ghi rõ các sai sót.
DN (bên bán) lập hóa đơn mới để điều chỉnh (Hóa đơn điều chỉnh) và xuất cho khách hàng. Ngày lập hóa đơn mới là ngày các bên lập Biên bản điều chỉnh hóa đơn.
Hóa đơn lập sai ngày tháng, tên hàng hóa, đơn vị tính, mã số thuế…(sai sót không ảnh hưởng đến số tiền). Hai bên tiến hành lập Biên bản điều chỉnh hóa đơn; trong đó, ghi rõ các sai sót.
Bên bán lập hóa đơn mới để điều chỉnh cho phần sai sót (Hóa đơn điều chỉnh). Ngày lập hóa đơn mới là ngày các bên lập Biên bản điều chỉnh hóa đơn.(Vì đây là những sai sót không ảnh hưởng đến tiền, nên hóa đơn điều chỉnh này bên bán và bên mua không phải kê khai thuế. Hóa đơn điều chỉnh và Biên bản điều chỉnh sẽ được kẹp cùng với hóa đơn viết sai để giải trình sau này).
Hóa đơn lập sai về tên, địa chỉ nhưng ghi đúng mã số thuế của bên mua Chỉ cần lập Biên bản điều chỉnh hóa đơn đã lập sai, chứ không cần phải xuất Hóa đơn điều chỉnh
Hóa đơn điều chỉnh phải ghi rõ các điều chỉnh (tăng/giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số mấy, ký hiệu là gì; Hóa đơn điều chỉnh KHÔNG được ghi số âm.
  • Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, đôi bên kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
Lưu ý: Đối với các hóa đơn lập sai đã lưu giữ trong tình huống thứ nhất và thứ hai, đôi bên không hạch toán, kê khai thuế. Trong báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, doanh nghiệp thống kê các hóa đơn này vào cột “Xóa bỏ”.



CLICK ĐƯỢC QUÀ BỰ, NGẠI GÌ KHÔNG THỬ!
- FREE Khai báo Thuế. Kích VÀO ĐÂY.
- FREE Soát xét Thuế. Kích VÀO ĐÂY.
- FREE Học báo cáo Thuế. Kích VÀO ĐÂY.
- FREE Nhận bản tin hoặc tài liệu. Kích VÀO ĐÂY.


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết