Bật mí 10 câu nói nên tránh sử dụng khi giao tiếp với sếp
“Điều đó không thể thực hiện được”
Theo khảo sát thực tế, đây là câu nói mà hầu như 99% nhà quản lý không bao giờ muốn nghe từ miệng nhân viên của mình.Điều mà sếp mong muốn khi giao phó cho bạn một công việc gì đó. Chính là bạn phải nghĩ ra cách để hoàn thành nó. Dù cho đó là việc khó, không khả thi, nhưng sếp muốn bạn đổi mới và cố gắng, chứ không phải dập tắt nỗ lực ngay từ bước ban đầu.
“Chúng ta đã luôn luôn làm theo cách này”
Khi giao tiếp với sếp, các nhà quản lý thường muốn nhân viên cởi mở, đóng góp ý kiến. Thế nhưng, việc bạn khởi đầu bằng câu nói: chúng ta đã luôn luôn làm theo cách này. Đó thực sự là câu nói có phần khiếm nhã, không một vị sếp nào thích nghe. Vô tình bạn đã làm phật ý, khiến sếp không còn muốn giữ thái độ cởi mở, tiếp thu ý kiến đóng góp từ nhân viên.Tham khảo thêm:
“Nếu tôi không được tăng lương, tôi sẽ nghỉ việc”
Có lẽ trong nhóm những câu không nên nói khi giao tiếp với sếp này, đây là câu vớ vẩn nhất. Nhưng chắc chắn, có không ít người đã từng nói hoặc tỏ rõ thái độ với sếp cũ của mình. Phải dùng từ “sếp cũ”, bởi lẽ, chắc chắn sau câu đe dọa đó của bạn, tỉ lệ sếp trả lời: Ok, nếu muốn bạn cứ nghỉ việc; là xác suất 100%.Rõ ràng khiêu khích với sếp thì người chịu thiệt rõ ràng là bạn. Vì thế, hãy thận trọng và khôn khéo trong khi giao tiếp với sếp, để không phải hối hận vì hành động “sửu nhi” của mình nhé.
“Tôi đã quyết định thay đổi một công việc mới vì tôi không hài lòng với công việc ở đây”
Nếu có một ngày nào đó, bạn cảm thấy không vui hay không bằng lòng với vị trí công việc hiện tại. Đừng vội đổ lỗi cho cấp trên, cho người quản lý, mà hãy tự hỏi mình đã nỗ lực hết sức hay chưa.Điều quan trọng là phải cho ông chủ của bạn có cơ hội làm mọi thứ để đáp ứng nhu cầu của bạn trước khi bạn quyết định từ bỏ công việc. Hầu hết các nhà quản lý đều muốn nhân viên của mình chia sẻ những vấn đề của họ sớm hơn, trước khi đi đến quyết định bỏ việc.
Xem thêm:
“Tôi bị quá tải trong công việc”
Có thể bạn có hoặc không mối quan hệ thân thiết với sếp của mình. Nhưng đừng vì vậy mà tự cho phép bản thân tỏ ra thiếu chuyên nghiệp khi giao tiếp với sếp.Đừng trả lời những câu đại loại như: tôi bị quá tải, công việc của tôi quá nhiều,… Hãy tự tìm cách sắp xếp và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Thay cho hành động đi phàn nàn và đổ lỗi cho muôn vàn lí do trước mặt sếp. Sếp của bạn chẳng muốn nghe những lời đó đâu.
“Tôi nên làm gì?”
Chắc chắn trong khi làm việc, bạn sẽ gặp nhiều vấn đề, khúc mắc, nhất là đối với nhân viên mới. Vậy, bạn cần phải trao đổi những điều này với người quản lý, với sếp, với cấp trên.Tuy nhiên, trước khi hỏi, bạn cần tìm hiểu kỹ thông tin về vấn đề đó, đề xuất sẵn những giải pháp để trình bày với sếp. Chứ không nên hỏi thằng để xin lời chỉ đạo nên làm gì. Điều này sẽ làm cho sếp của bạn cảm nhận bạn là người thiếu kỹ năng xử lý tình huống trong công việc và thụ động.
“Chúng ta đã không đạt được mục tiêu bởi vì …”
Câu nói này sẽ nảy sinh khi xuất phát một nhiệm vụ nào đó thất bại. Họ có thể đổ lỗi cho sản phẩm, cho dịch vụ, cho nhiều nguyên do khác nhau. Nhưng, lời khuyên tốt nhất cho bạn khi trình bày với sếp là đừng biện hộ.Biện hộ không giúp bạn có được thứ bạn muốn. Thay vào đó, hãy tập trung giải quyết các vấn đề khi bạn kịp nhận ra chúng. Đừng đợi đến khi thất bại, mới nghĩ đến việc trình bày lý do.
“Tôi chán!”
Một người quản lý có thể thấy sự ‘buồn chán’ của bạn trong công việc, và họ sẵn sàng gửi một lá thư cảnh báo rằng bạn đang kéo tinh thần cả đội đi xuống. Nếu bạn đang gặp một vấn đề cá nhân nào đấy khiến bạn cảm thấy chán nản. Hãy học cách tìm ra giải pháp, đưa ra ý kiến cho người quản lý để nhờ sự hỗ trợ từ họ.“Tôi không muốn làm việc cùng anh ấy / cô ấy”
Trong môi trường làm việc, va chạm hay mâu thuẫn cá nhân là điều không thể nào tranh khỏi. Tuy nhiên, tuyệt đối đừng bao giờ nói với sếp rằng, bạn không thể làm việc chung với một ai đó.Nếu bạn gặp phải vấn đề nghiêm trọng như quấy rối, xúc phạm hay đụng chạm ở nơi làm việc. Hãy lập tức báo cáo với bộ phận nhân sự để hỗ trợ. Nhưng nếu mâu thuẫn ấy chỉ vì lí do không thích hay không hợp nhau, thì đừng nên đem sếp ra để làm trọng tài hòa giải. Điều này chỉ khiến cho mâu thuẫn càng trở nên phức tạp hơn.
Thêm nữa, chẳng có vị sếp nào đủ tử tế đến mức đi giải quyết vấn đề của bạn. Nếu làm điều này, bạn đã tự đẩy mình vào nguy cơ bị mất việc. Hãy tập cách làm việc chuyên nghiệp, có thể làm việc với bất cứ ai nếu bạn có cách giao tiếp hiệu quả.
“Đó không phải là công việc của tôi”
Tuyệt đối đừng bao giờ nói điều này, nếu bạn không muốn đặt sếp vào tình trạng khó xử khi yêu cầu bạn làm điều gì đó. Ngay cả khi nó không phải là công việc thỏa thuận từ đầu, cấp trên vẫn không muốn nghe bạn từ chối thẳng thừng đến như vậy.Khi đi làm, có những lúc bạn cảm thấy mình bị kiệt sức vì làm quá nhiều công việc, áp lực đè nén. Nhưng, đứng từ góc độ của một người quản lý, chẳng ai chấp nhận một nhân viên nói điều này. Ngay cả khi nhiệm vụ đó không phải là một phần công việc của bạn, hãy giữ thái độ cởi mở.
Khi đi xin việc, không ít đơn vị yêu cầu tiêu chí biết cách làm việc với tập thể. Bởi lẽ, một tập thể nhân viên đoàn kết, có sự hỗ trợ, tương tác qua lại với nhau. Đó mới chính là chìa khóa giúp công ty thành công. Quan trọng hơn cả, công ty luôn trân trọng những lớp nhân viên luôn sẵn sàng xông xáo, tham gia vào bất cứ việc gì vì mục tiêu chung. Đó mới chính là tố chất sếp cần ở những nhân viên của mình.
Trên đây là 10 câu nói tuyệt đối nên tránh khi giao tiếp với sếp. Ngoài ra, vẫn còn rất rất nhiều tình huống khác nơi làm việc có thể xảy ra. Bạn hãy vận dụng khả năng ứng xử, cách giao tiếp hòa nhã của mình để tạo thiện cảm cho đồng nghiệp, cấp trên và mọi người xung quanh. Chắc chắn người sở hữu khả năng giao tiếp tốt sẽ thành công hơn rất nhiều so với những người thụ động, chỉ đợi “hết giờ làm rồi về” đó nha! Vẫn còn rất nhiều bí kíp giao tiếp với sếp hiệu quả nơi công sở mà chúng tôi sẽ gửi đến các bạn. Đừng quên theo dõi những bài viết hay trên: www.ketoantinviet.net
Gửi bình luận