6 bí quyết cần có ở một NHÀ LÃNH ĐẠO GIỎI

6 bí quyết cần có ở một NHÀ LÃNH ĐẠO GIỎI
Nhà lãnh đạo giỏi cần có những tố chất như thế nào? Phải làm gì mới xứng với danh xưng nhà lãnh đạo giỏi? Bí quyết để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi như mọi người hằng mơ ước.
Từ lâu, khái niệm nhà lãnh đạo giỏi hay được đánh đồng với quan niệm ngồi ở vị trí cao “chỉ tay năm ngón”. Song, sự thật để trở thành nhà lãnh đạo giỏi, bạn bắt buộc phải có tố chất và sở hữu tài “thao binh khiển tướng”. Một nhà lãnh đạo giỏi phải có tư duy vượt trội, hiểu được mình cần gì, muốn gì, thực hiện như thế nào, cho hiệu quả ra sao. Để trở thành nhà lãnh đạo giỏi thực thụ, bạn nhất định phải nằm lòng 6 bí quyết dưới đây nhé!

Bí quyết 1: Dám nghĩ, dám làm và có kỹ năng ra quyết định

Một trong những tố chất sáng ngời ở các nhà lãnh đạo giỏi đó là ý chí dám nghĩ, dám làm và đưa ra quyết định. Trong thực tế, bất kỳ một ý tưởng nào đó khi đưa ra xem xét, luôn có 50:50 khả năng tốt xấu ngang hàng nhau. Bởi lẽ, dừng ở ý tưởng thì nó chưa nói lên được điều gì. Song, để bắt tay vào làm, đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có tầm nhìn, phương hướng và chiến lược đẩy kế hoạch đến đích thành công. Việc thực hiện được điều này nói lên một nhà lãnh đạo đó có thực tài hay không.

Điển hình như ông David Thái – Chủ tịch Hội Đồng Quản trị Công ty Cổ Phần Việt Thái nảy sinh ý tưởng kinh doanh café hương vị quốc tế. Chính nhờ cảm quan, tư duy cũng như khả năng đánh giá, dự báo trước được tình hình và nắm bắt đúng thời cơ đã giúp ông thành công. Đưa dòng café Highlands ra đời và tạo tiếng tăm vang dội.
Hay một thí dụ khác về tấm gương nhà lãnh đạo giỏi bạn có thể học hỏi. Đó là ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Tập Đoàn Vingroup. Ông có một cách làm khác hẳn những vị nhà lãnh đạo giỏi giang khác. Trước khi lên ý tưởng bắt tay vào một dự án nào đó, ông sẽ đi khảo sát, tham quan thực tế. Thậm chí là chấp nhận trải nghiệm, sống sát sườn cùng bản dự án mình để đưa ra nhận định tình hình chính xác.  

Xem thêm:

Bí quyết 2: Biết tìm người và giữ người

Một trong những điều có thể làm khó người lãnh đạo chính là tìm kiếm nguồn nhân tài. Muốn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, tất nhiên bạn cần phải có một đội ngũ nhân sự giỏi, có thể hỗ trợ, phối hợp ăn ý với nhau.
 

Nhà lãnh đạo giỏi phải xây dựng cho mình team phấn đấu vì mục tiêu chung, lý tưởng chung, tận tụy tận tâm trong công việc. Tìm người đã khó, nay, dùng người và giữ người lại càng khó hơn.
Nếu nhân viên làm sai, nhà lãnh đạo giỏi phải biết cách tạo điều kiện, hướng dẫn con đường để nhân viên khắc phục và sửa chữa lỗi lầm. Họ thấu hiểu và đánh giá nhân viên qua giá trị công việc đem lại, qua từng con số, từng thành tích, chứ không vì tình cảm cá nhân. Điều này giúp bất kỳ một người nhân viên nào cũng cảm thấy được đối xử công bằng. Từ đó, có thêm động lực để tiếp tục nỗ  lực, phấn đấu trong công việc.
Danh ngôn có câu: “Lãnh đạo giỏi phải có khả năng nhận diện, thu hút và giữ chân nhân tài”. Muốn làm nhà lãnh đạo giỏi, bắt buộc bạn phải có nghệ thuật dùng người.

Bí quyết 3: Có tầm nhìn xa

Điểm khác biệt giữa một nhà lãnh đạo giỏi và người quản lý là ở ý tưởng, tầm nhìn xa. Một nhà quản lý thông thường chỉ quản lý những kế hoạch, dự án hiện có. Thực thi các chiến lược giúp đẩy nhanh năng suất và thu về nguồn lợi.
Song, một nhà lãnh đạo giỏi phải “nhìn ra trông rộng”. Hoạch định sẵn chiến lược kinh doanh dài hạn. Định hình những tình huống, biến cố có thể xảy ra trong tương lai, để lường trước và lên kế hoạch thích ứng.

Bí quyết 4 : Luôn học hỏi

Nếu 3 bí quyết trên chỉ để bạn rèn giũa trở thành nhà lãnh đạo giỏi. Thì ở bước này, sẽ đề cập đến tố chất của một nhà lãnh đạo giỏi: học hỏi không ngừng.
Đến thiên tài Anh – Xtanh, người thông minh nhất lịch sử thế giới còn phải nỗ lực học không ngừng thì chúng ta có là gì, đúng không nào. Khi đã và đang trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, hơn ai hết, bạn cần cháy hết mình trong niềm đam mê về học vấn.
Học, chẳng bao giờ là đủ.
Học, chẳng bao giờ là thừa.
Nhà lãnh đạo giỏi học hỏi để tăng lượng kiến thức cho bản thân, tạo giá trị và đẳng cấp cho riêng mình. Nhưng đồng thời, người lãnh đạo học cũng là để làm tăng giá trị tài sản cho chính doanh nghiệp sở hữu.

Bí quyết 5 : Biết lắng nghe nhân viên

Muốn một tập thể vững bền, thì người lãnh đạo phải hiểu và nghe được những suy nghĩ từ nhân viên. Đó chính là lý do có nhiều doanh nghiệp thường tổ chức ăn trưa chung cho toàn thể anh em, nhân viên trong công ty. Đây chính là dịp để những nhà lãnh đạo giỏi tiếp xúc, lắng nghe, nắm sát được tình hình công ty nhất có thể.
Tuy nhiên, như thế vẫn là chưa đủ. Nếu bạn chỉ dừng ở việc tìm hiểu, xem xét tình hình, thái độ của mọi người trong công ty mà không biết cách lắng nghe, sửa đổi khuyết điểm thì đó vẫn chưa được xem là nhà lãnh đạo gỏi đâu nhé. Cái quan trọng không phải là phía nhân viên nghĩ về sếp của mình như thế nào, mà quan trọng là phía lãnh đạo có lắng nghe và chia sẻ thật sự hay không.

Bí quyết 6 : Chân thành và hòa đồng

Chân thành hay hòa đồng là những từ chỉ tính cách. Song, không phải ai cũng dễ dàng thể hiện những điều này ra ngoài. Bạn thử hình dung nhé, một nhà lãnh đạo cùng ăn, cùng mặc, cùng sinh hoạt, cùng giao lưu với nhân viên sẽ được cảm mến hơn. Hay là một nhà lãnh đạo chỉ bó mình vào bộ áo vest bảnh bao, bước chân lên xe hơi và ngồi trong phòng lạnh?

Đặc biệt, trong những buổi gala cuối năm hay ngày tổng dọn dẹp vệ sinh công ty. Nếu có mặt của sếp, cả sếp cũng bắt tay vào làm thì nhất định nhân viên sẽ dành cho bạn sự thán phục và ngưỡng mộ đó nhé.
Những bí quyết trên không chỉ đơn thuần là lời nhắc nhở để bạn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, mà nó còn hướng bạn đến thành nhà lãnh đạo có tâm, được mọi người kính trọng, yêu mến.
Hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều bài viết ý nghĩa mới nhất.

 
Tác giả bài viết: My My

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Gửi bình luận

Mã bảo mật