10 kinh nghiệm quý báu cho những ngày đầu tiên đi làm

10 kinh nghiệm quý báu cho những ngày đầu tiên đi làm
Những ngày đầu tiên đi làm bạn phải làm gì để được quý mến? Kinh nghiệm ngày đầu tiên đi làm hữu ích nhất dành cho bạn. Top 10 chia sẻ kinh nghiệm ngày đầu tiên đi làm để được sếp coi trọng, đồng nghiệp yêu quý.
Nếu bạn vừa ra trường hoặc bắt đầu bước vào môi trường làm việc mới, tất nhiên sẽ không tránh khỏi cảm giác lo lắng, băn khoăn. Làm thế nào để tạo thiện cảm tốt với đồng nghiệp, gây ấn tượng với cấp trên trong ngày đầu tiên đi làm. Đây là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn 10 tips nhỏ giúp bạn có ngày đầu tiên đi làm thành công tốt đẹp như mong muốn. Cùng tham khảo ngay nào!
Xem thêm:
5 gợi ý cách ứng xử khi bị sếp khiển trách
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại Phú Yên
Một vài cách xử lý hóa đơn mua của doanh nghiệp ngừng kinh doanh
Cách viết hóa đơn chiết khấu thanh toán thương mại

Top 10 kinh nghiệm cho ngày đầu tiên đi làm tốt đẹp

Kinh nghiệm ngày đầu tiên đi làm: Chú ý đến ăn mặc

di lam 22

Ấn tượng ngày đầu tiên đi làm của bạn để lại trong mắt đồng nghiệp như thế nào vô cùng quan trọng. Nó có thể khiến bạn trở thành người gần gũi, thân thiện; nhưng cũng có thể “hô biến” bạn thành một người kiêu kỳ, khó gần. Vì vậy, hãy cân nhắc và lựa chọn cho mình phong cách ăn mặc thích hợp.
Nếu bạn còn đang trong quá trình thử việc hay thực tập sinh. Đừng vì điều này mà tự cho mình cái cớ ăn mặc xuề xòa, sai nguyên tắc. Dù ở công ty không quy định về đồng phục, nhưng bạn cũng đừng nên lơ là điều này nhé. Trang phục ít nhiều sẽ nói lên được bạn là ai, tác phong làm việc và ý thức như thế nào.
Lời khuyên nhỏ cho những bạn là tân cử nhân vừa mới ra trường về cách ăn mặc. Thời trang thuở sinh viên hoàn toàn không hợp với môi trường công sở. Tuyệt đối ngừng ngay việc mặc áo phông, quần jean đến nơi làm việc nếu như bạn muốn nhận được sự tôn trọng từ đồng nghiệp nhé. Hãy gây dưng hình ảnh một nhân viên có tác phong chuyên nghiệp, chắc chắn mọi người sẽ cảm nhận được và trân quý bạn thôi.

Kinh nghiệm ngày đầu tiên đi làm: Đi làm sớm và về trễ hơn mọi người

Hãy luôn ghi nhớ rằng mọi “nhất cử nhất động” của bạn đều không qua mắt được cấp trên. Dù cho công việc của bạn không có yêu cầu quá khắt khe về thời gian đi về, nhưng cũng đừng quá tùy tiện.
đi làm 11

Đối với những người mới bắt đầu ngày đầu tiên đi làm, không thể chỉ chăm chăm nhìn vào đồng hồ đợi giờ tan ca. Dù chỉ là một hành động nhỏ. Tuy nhiên, tự ý thức giờ giấc đi và về thể hiện được bạn là người nhiệt tình với công việc như thế nào. Đặc biệt là ở những ngày đầu tiên đi làm, nó sẽ giúp bạn tạo thiện cảm trong mắt sếp.

Kinh nghiệm ngày đầu tiên đi làm: Từ bỏ những thói quen thiếu chuyên nghiệp

Mỗi người đều có một thói quen xấu, tốt nhất định. Tuy nhiên, khi ở môi trường làm việc, bạn hãy cố gắng học cách sửa và chế ngự nó. Ví như bạn đang đi gặp khách hàng hoặc dự hội thảo, cuộc họp quan trọng. Bạn không thể vừa nhai kẹo cao su vừa nói chuyện. Cũng không thể thường xuyên sờ vào mũi, nhìn xuống đất hay vuốt tóc trong lúc gặp khách hàng. Những hành động đó đang nói lên con người bạn như thế nào và bộc lộ cả tác phong làm việc thiếu chuyên nghiệp ra sao.

Kinh nghiệm ngày đầu tiên đi làm: Học cách làm việc dứt khoát

 
đi làm 33

Với tư cách là nhân viên mới, có nhiều người thường cảm thấy lo sợ, e ngại việc mình làm không tốt, không dám nhận hay gánh vác những nhiệm vụ mới. Đáng quan ngại hơn là tính nhút nhát, không dám đưa ra ý kiến của mình trong những phiên họp. Hầu như đây là tâm lý chung của những người ngày đầu tiên đi làm.
Thế nhưng, nếu bạn mãi chấp nhận sống và làm việc trong giới hạn an toàn thì chắc chắn không sớm thì muộn, bạn cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Việc thiếu quyết đoán, chỉ biết chờ sự chỉ đạo từ cấp trên cũng gây cho bạn nhiều áp lực không kém.
Lời khuyên chân thành nhất dành cho các bạn mới bắt đầu đi làm, hãy thoải mái là chính mình. Bạn có thể nói lên suy nghĩ, chính kiến, vì biết đâu đấy lại là một ý kiến đóng góp hay thì sao nhỉ?  

Kinh nghiệm ngày đầu đi làm: Hỏi “không ngừng”

Hỏi ở đây tức là bạn phải đặt nhiều câu hỏi. Không nắm rõ ở đâu, phải hỏi. Không hiểu ở đâu, phải hỏi. Đừng giấu dốt hay tự ý làm việc để tránh gây phiền phức.
Nên hỏi ai? Nếu đó là việc nhỏ, đơn giản, bạn có thể trao đổi với đồng nghiệp. Nếu gặp việc lớn hơn, liên quan đến lợi ích của công ty thì hãy hỏi xin ý kiến của cấp trên. Những bí quyết cho ngày đầu tiên đi làm này tuy đơn giản, nhưng lại vô cùng hữu ích đấy nhé.

Kinh nghiệm ngày đầu tiên đi làm: Pha trà, pha café

Điều này chính bản thân mình đã học được từ một cán bộ kỳ cựu. Cho đến giờ vẫn còn rất tâm đắc. Có nhiều người cho rằng đây là việc thừa thải, “làm màu”, cố lấy lòng, ghi điểm trong mắt người khác,... Rất nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh.
Tuy nhiên, trong ngày đầu tiên đi làm, bạn nên bỏ ngoài tai tất cả những suy nghĩ tiêu cực có thể tác động lên tâm trạng của mình.
Tại sao phải pha trà, pha café? Đây đâu phải công việc của mình giống như thỏa thuận ban đầu? Đúng vậy, mặc dù công việc này không phải trách nhiệm cũng như bạn cần thiết phải làm. Tuy nhiên, đã bước vào môi trường công sở làm việc, điều này được xem như một “kỹ năng mềm” thiết yếu không nên bỏ qua. Pha một tách trà, pha một tách café hay dọn dẹp vệ sinh sơ qua cả phòng được xem như cách để chứng minh sự chăm chỉ trong bạn. Đồng thời, việc nắm rõ gu ăn uống của đồng nghiệp cũng giúp cho họ cảm thấy bạn thân thiện, gần gũi và dễ trò chuyện cùng hơn.
đi làm 44

Kinh nghiệm ngày đầu tiên đi làm: Học cách bình tĩnh giải quyết tình huống

Bạn là một nhân viên mới. Bạn đang bắt đầu công việc cho ngày đầu tiên đi làm. Vô tình gặp phải một trường hợp khó, phải làm sao đây? Lời khuyên là hãy giữ sự bình tĩnh, hít thở sâu và giải quyết tình huống. Bởi lẽ cả sếp lẫn khách hàng đều chẳng phải “tay mơ” như bạn. Họ biết cách khôn khéo để giải quyết vấn đề hợp tình hợp lý. Nhưng, chỉ là đang đợi xem bạn sẽ hành động như thế nào thôi. Muốn lấy được sự tin tưởng cũng như tín nhiệm của cấp trên, bạn hãy tin ở năng lực của mình trước đi đã nhé.

Kinh nghiệm ngày đầu tiên đi làm: Nắm bắt nhanh tất cả mọi thứ

Nếu như bạn cho rằng, ngày đầu tiên đi làm thì chẳng có việc gì để làm thì sai lầm rồi đấy nhé. Ngay ngày đầu tiên đi làm và vài ngày sau đó, bạn phải tìm hiểu tất tần tật mọi vấn đề liên quan quan đến công ty. Chẳng hạn như cơ cấu, tổ chức, mục tiêu công việc, bàn giao, tiếp quản giấy tờ, sổ sách,… Việc hòa nhập và thích nghi nhanh chóng sẽ rất có ích cho công việc của bạn.

Kinh nghiệm ngày đầu tiên đi làm: Tránh tranh luận với cấp trên

Có một nguyên tắc bất thành văn bạn buộc phải thuộc lòng là tránh tranh luận với cấp trên. Trong công việc, việc nảy sinh mâu thuẫn hay bất đồng ý kiến là chuyện chắc chắn không thể tránh khỏi.
Song, đối với những nhân viên mới ở ngày đầu tiên đi làm thì quy tắc này trở thành điều cấm kỵ tuyệt đối. Nếu có xảy ra bất đồng, bạn nên đặt mình vào vị trí của cấp trên để suy nghĩ và đợi có cơ hội tìm hiểu rõ hơn về vấn đề nhé.

Kinh nghiệm ngày đầu tiên đi làm: Ngày nào cũng là ngày đầu tiên

Thực tế có không ít người những ngày đầu tiên đi làm đều tuân thủ theo 10 bí quyết trên. Nhưng sang đến tuần thứ 2 hay vài tháng sau thì quên bẵng. Điều này là dễ hiểu. Bởi trong những ngày đầu tiên đi làm, có thể bạn rất yêu công việc, cảm thấy háo hức với những thử thác, nhiệm vụ mới. Nhưng trước sau gì cảm giác này cũng mau chóng qua đi.
 
đi làm 55

Kinh nghiệm hữu ích cho bạn là hãy viết giấy note dán ở góc bàn làm việc hoặc ghi nhật ký mỗi ngày. Để cho bạn không bao giờ quên mình đã cố gắng như thế nào, vất vả ra sao mới có được công việc cũng như vị trí của ngày hôm nay. Đó vừa là lời nhắc nhở, vừa là phương châm giúp bạn nỗ lực, phấn đấu không ngừng.
Trên đây là tổng hợp 10 chia sẻ kinh nghiệm ngày đầu tiên đi làm. Hy vọng những thông tin trên là hữu ích, thiết thực và giúp cho bạn có khởi đầu đi làm thật thuận lợi.
Chúc các bạn thành công và may mắn! Đừng quên thường xuyên theo dõi những bài viết bổ ích trên 
www.ketoantinviet.net

 
Tác giả bài viết: My My

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Gửi bình luận

Mã bảo mật