Những chia sẻ xoay quanh ngành kế toán
Công việc của một nhân viên kế toán là gì?
Mỗi đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong xã hội đều phải có một lượng tài sản nhất định để tiến hành và duy trì các hoạt động. Xuyên suốt quá trình hoạt động, các đơn vị có thể thực hiện những việc như: trả lương, mua hàng, bán hàng, sản xuất, vay vốn đầu tư... Các hoạt động đó được gọi là hoạt động kinh tế tài chính.Người chủ đơn vị cần nắm bắt được những thông tin như: Sản xuất những mặt hàng nào? Giá bán là bao nhiêu? Hoạt động của đơn vị có lãi hay không? Tài sản của đơn vị còn bao nhiêu?...
Nhân viên kế toán sẽ là người cung cấp cho họ câu trả lời thông qua những công việc cụ thể:
+ Thu nhận: Ghi chép lại các hoạt động kinh tế vào các chứng từ kế toán.
+ Xử lý: Hệ thống hóa các thông tin từ chứng từ kế toán vào sổ sách kế toán.
+ Cung cấp: Tổng hợp số liệu để lập các báo cáo kế toán.
Chắc chắn các bạn đã từng nghe không ít lời nhận định về nhân viên kế toán. Nào là làm kế toán là những người khô khan; công việc kế toán toàn những con số, người kế toán rất kiệm lời. Thực chất, điều này lã dĩ nhiên. Bởi lẽ, công việc của kế toán thường gắn liền với hoạt động kinh tế của đơn vị. Những chứng từ, sổ sách kế toán được xem như “bí mật kinh doanh” không thể tiết lộ tùy tiện. Do đó, đặc thù những người làm và theo học nghề kế toán sẽ không nói nhiều về công việc của mình đâu nhé.
Có thể bạn quan tâm:
Nếu chọn ngành học kế toán, bạn sẽ làm việc ở đâu?
Nhân viên kế toán đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu trong toàn thể bộ phận công ty. Mỗi doanh nghiệp sẽ cần từ 3 – 5 kế toán viên. Tính đến nay, cả nước có hơn 500.000 doanh nghiệp, nếu theo học kế toán, chắc chắn bạn sẽ chẳng lo thiếu việc làm. Vậy, cụ thể bạn sẽ làm việc được ở những đâu?+ Các đơn vị vì mục đích lợi nhuận như: công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,…
+ Các đơn vị không vì lợi nhuận như: các cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện…
+ Xét theo đối tượng sử dụng thông tin: bạn có thể làm và học kế toán tài chính với mục đích cung cấp thông tin ra bên ngoài doanh nghiệp cho các cơ quan quản lý nhà nước (thuế, thống kê, kế hoạch đầu tư); cho các nhà đầu tư, ngân hàng, cổ đông… hoặc làm kế toán quản trị để cung cấp các thông tin cho chính những người quản lý ở đơn vị bạn.
Note thêm một lí do để bạn chọn nghề kế toán đó chính là công việc ổn định và có mức thu nhập khá tốt so với mặt bằng chung.
Để làm kế toán, bạn cần những phẩm chất gì?
+ Cẩn thận, tư duy logic, tỉ mỉ: đây là nhóm phẩm chất đầu tiên bắt buộc phải có để làm và “theo nghề” kế toán. Kế toán viên là người quanh năm phải gắn liền với sổ sách, giấy tờ và tính toán những con số. Ý nghĩa của những con số nhằm phản ánh chính xác nhất thực trạng tình hình của doanh nghiệp. Nếu để sai sót, dù chỉ là một số 0 thì mức thiệt hại gây ra sẽ vô cùng lớn.
+ Yêu các con số: kể từ ngày bạn quyết định chọn ngành kế toán, việc đầu tiên bạn nên tập dần đó là hãy yêu các con số. Điều này có thể là do thói quen, sở thích bẩm sinh. Hoặc chúng được hình thành trong quá trình bạn học tập tại giảng đường, tiếp xúc thực tế mỗi ngày. Dần dà trở thành thói quen, bạn sẽ biến những con số thành niềm vui của mình.
+ Trung thực, kiên nhẫn: Vì đây là công việc liên quan đến sổ sách, tiền bạc công ty. Do đó, muốn theo nghề kế toán lâu dài, bạn nhất định phải rèn đức tính trung thực. Có như vậy mới tạo được niềm tin và cộng tác vui vẻ với nhau.
+ Tính chính xác: nghiệp vụ kế toán sẽ gắn liền với những con số khác nhau. Vì thế, công việc này đòi hỏi bạn phải chính xác trong từng ghi chép, trong từng phép tính.
+ Có khả năng sử dụng tốt những chương trình, phần mềm kế toán: Hiện nay, theo nhịp sống công nghệ 4.0, các phần mềm của mỗi ngành nghề ra đời ngày càng nhiều để bổ trợ cho công việc được thuận lợi hơn. Không riêng gì ở ngành kế toán. Vì vậy, nếu bạn đã trở thành một kế toán viên, thì yêu cầu cơ bản là phải biết cách sử dụng tốt những chương trình kế toán tiện ích.
Bên cạnh những đức tính phẩm chất trên, nghề kế toán còn đòi hỏi bạn phải là người có sự sáng tạo, có kỹ năng phân tích, tổng hợp để đánh giá tham mưu cho chủ đơn vị đưa ra quyết định đúng đắn.
Hy vọng với những bí quyết trên đây, bạn sẽ có được tâm lý cũng như sự chuẩn bị tốt nhất để đến với ngành kế toán. Hãy bắt đầu những bước đầu tiên vào nghề kế toán bằng niềm đam mê và nỗ lực. Nhất định bạn sẽ thành công và trở thành một kế toán viên giỏi xuất sắc đấy nhé!
Hiện nay, có rất nhiều địa chỉ nhận dạy và đào tạo kế toán thực hành. Song, Trung tâm Đào tạo Kế toán Tín Việt tự hào là một trong những công ty đi đầu về lĩnh vực kế toán đầu tiên ở tỉnh Phú Yên. Với phương châm: Uy tín, chất lượng, chuyên nghiệp. TÍN VIỆT GROUP chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng. Tham khảo thêm thông tin các khóa học tại đây nhé: www.ketoantinviet.net
Gửi bình luận