Về quy định hóa đơn mua vào có giá trị từ 20 triệu trở lên phải chuyển tiền qua ngân hàng thanh toán mới được khấu trừ thuế GTGT.
1.1. Hóa đơn thanh toán làm nhiều lần:
Trường hợp thanh toán nhiều lần hóa đơn đó thì tất cả các lần đều phải chuyển khoản qua Ngân hàng, kể cả lần đặt cọc đầu tiên để làm cơ sở cho việc mua bán. Còn trường hợp nếu đã đặt cọc bằng tiền mặt và khấu trừ luôn vào tiền hàng thì yêu cầu nhà cung cấp trả lại tiền đặt cọc đó và chuyển trả lại cho nhà cung cấp qua Ngân hàng. Nếu không phần tiền mặt đó sẽ không được khấu trừ thuế GTGT trong hóa đơn mua vào.
1.2. Hóa đơn mua cùng trong một ngày:
Nếu trong cùng một ngày mua liên tiếp hàng hóa của một đơn vị nhưng chia nhỏ ra làm nhiều hóa đơn GTGT giá trị dưới 20 triệu đồng để làm cơ sở thanh toán tiền mặt thì vẫn bị loại thuế GTGT. Do vậy cần phải để ý khi nhận hóa đơn của một đơn vị trong một ngày xem số tiền mua bán có vượt quá 20 triệu đồng hay không.
1.3. Chuyển tiền qua ngân hàng:
Việc chuyển tiền qua Ngân hàng để thanh toán cho hóa đơn từ 20 triệu trở lên có nghĩa là phải chuyển từ tài khoản Ngân hàng mang tên công ty mình sang tài khoản ngân hàng mang tên nhà cung cấp, do đó nếu chuyển tiền từ một tài khoản không mang tên mình hoặc chuyển tiền sang một tài khoản không mang tên công ty người bán trên hóa đơn thì đều không được khấu trừ thuế GTGT.
1.4. Thời điểm thanh toán:
Tại thời điểm kê khai nếu chưa đến thời hạn thanh toán theo hợp đồng và người mua hàng chưa trả tiền thì vẫn được kê khai thuế GTGT khấu trừ bình thường, nhưng nếu đến thời hạn quyết toán, thời hạn thanh toán đã hết mà vẫn chưa thanh toán thì phần thuế GTGT này bị loại ra và không được khấu trừ.
1.5. Phương thức thanh toán bù trừ:
Hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức bù trừ giữa giá trị hàng hóa (dịch vụ) mua vào với giá trị hàng hóa (dịch vụ) bán ra cũng được coi là thanh toán qua Ngân hàng; trường hợp sau khi bù trừ công nợ mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua Ngân hàng.
2. Lập hóa đơn không đúng thời điểm
Theo điều 11: Hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ
3. Phạt tiền từ 4tr đến 8tr đối với một trong các hành vi:
a. Lập hóa đơn không đúng thời điểm
Thời điểm lập hóa đơn thực hiện theo hướng dẫn tại thông tư của BTC về hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
a.1 Phạt cảnh cáo nếu lập hóa đơn không đúng thời điểm không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ. Trường hợp không có tình tiết giảm nhẹ thì phạt tiền ở mức tối thiểu của khung hình phạt.
3.Tặng hàng hóa cho khách hàng có giá trị từ 200.000 đồng trở lên thì phải lập hóa đơn, tính thuế GTGT
Trường hợp công ty xuất hàng hóa ( ly, tách, móc khóa,…) để tặng cho khách hàng có giá trị trên 200.000 thì khi xuất hàng hóa, biếu tặng công ty phải lập hóa đơn GTGT, tính thuế GTGT theo quy định; giá trị thuế GTGT được xác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hóa cùng loiaj hoặc tương đương trên thị trường tai thời điểm biếu, tặng cho khách hàng.
Trường hợp công ty đề nghị được xuất một hóa đơn cho danh sách hàng nhận quà tặng là không đúng quy định
( Trích theo công văn 11597/CT- TTHT)
Chúc các bạn thành công và có thêm thông tin từ bài viết một số lưu ý về hóa đơn năm 2016.
Gửi bình luận