- Quy định pháp luật về Sổ sách kế toán:
- Không được giả mạo, khai man hoặc thỏa thuận, ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa chứng từ kế toán hoặc tài liệu kế toán khác và sổ sách kế toán.
- Để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị kế toán hoặc có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước khi kết thúc thời hạn lưu trữ theo quy định
- Mua chuộc, đe dọa, trù dập, ép buộc người làm kế toán thực hiện công việc kế toán không đúng với quy định của Luật kế toán.
- Người có trách nhiệm quản lý, điều hành không được làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ, trừ doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu.
- Không được thuê người làm kế toán, người làm kế toán trưởng không đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định
- Không được lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên hoặc cung cấp, công bố các báo cáo tài chính có số liệu không đồng nhất trong cùng một kỳ kế toán.
- Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, kế toán phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính, rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung kinh tế phát sinh.
- Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng loại mực không phai. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất.
- Chứng từ kế toán phải được sắp xếp theo nội dung kinh tế, theo trình tự thời gian và bảo quản an toàn theo quy định của pháp luật. Chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có quyền tạm giữ, tịch thu hoặc niêm phong chứng từ kế toán.
- Mở các loại sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngay từ khi thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp được tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán cho riêng mình.
Lưu ý:Trường hợp doanh nghiệp không mở và lưu trữ sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ theo quy định của Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn hiện hành sẽ bị ấn định thuế khi cơ quan thuế thanh tra, kiếm tra
2. Mách nhỏ kinh nghiệm:
a. Công tác sắp xếp chứng từ gốc
- Chúng ta cần sắp xếp chứng từ gốc hàng tháng theo tuần tự của bảng kê thuế đầu vào, đầu ra đã in và nộp báo cáo cho cơ quan thuế hàng tháng: Bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 12 của năm tài chính, các chứng từ gốc: hóa đơn đầu vào, đầu ra được kèm chung với tờ khai thuế GTGT hàng tháng đã nộp cho cơ quan thuế.
- Sắp xếp báo cáo đã nộp cho cơ quan thuế
- Đi kèm theo chứng từ của năm nào là báo cáo của năm đó. Một số báo cáo thường kỳ là: Tờ khai kê thuế GTGT hàng tháng, Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, Xuất Nhập Khẩu, Môn Bài, Tiêu thụ đặc biệt, báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý.
- Báo cáo tài chính, quyết toán thuế TNDN, TNCN, hoàn thuế kèm theo của từng năm
- Mỗi chứng từ hoặc một nhóm chứng từ phải kèm theo
b. Hóa đơn đầu ra:
- Hóa đơn bán ra liên xanh < 20 triệu mà thu bằng tiền mặt:
Phải kèm theo Phiếu thu + đồng thời kèm thêm phiếu xuất kho hoặc biên bản giao hàng ( thương mại) hoặc kèm biên bản nghiệm thu ( xây dựng) phô tô + biên bản xác nhận khối lượng photo+ bảng quyết toán khối lượng photo nếu có, kẹp theo hợp đồng photo và thanh lý photo nếu có.
- Hóa đơn bán ra liên xanh > 20 triệu :
Phải kèm theo phiếu kế toán (hay phiếu hoạch toán) + đồng thời kèm thêm phiếu xuất kho hoặc biên bản giao hàng ( thương mại) hoặc kèm biên bản nghiệm thu ( xây dựng) photo + biên bản xác nhận khối lượng phô tô + bảng quyết toán khối lượng nếu có, kẹp theo hợp đồng phô tô và thanh lý photo nếu có. Và sau này nhận được tiền kẹp thêm: Khi khách hàng chuyển vào TK của công ty : Giấy báo có
c. Hóa đơn đầu vào:
- Hóa đơn mua vào (đầu vào) liên đỏ < 20 triệu nếu thanh toán bằng tiền mặt : phải kèm với phiếu chi + phiếu nhập kho + biên bản giao hàng hoặc phiếu xuất kho bên bán + Giấy đề nghị thanh toán kèm theo hợp đồng photo, thanh lý photo nếu có.
- Hóa đơn mua vào (đầu vào) > 20 triệu: phải kèm với phiếu kế toán (hay phiếu hoạch toán) + phiếu nhập kho hoặc biên bản giao hàng hoặc phiếu xuất kho bên bán + Giấy đề nghị chuyển khoản kèm theo hợp đồng photo, thanh lý photo nếu có và sau này chuyển tiền lưu thêm>>> Khi chuyển tiền trả khách hàng: Giấy báo Nợ - Khi chuyển khoản đi : Ủy nhiệm chi
d. Lương, thưởng:
- Để là chi phí hợp lý được trừ và xuất toán khi tính thuế TNDN bạn phải có đầy đủ các thủ tục sau:
- Hợp đồng lao động
- Chứng minh thư photo
- Bảng chấm công hàng tháng
- Bảng lương đi kèm bảng chấm công tháng đó
- Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu doanh nghiệp thanh toán bằng tiền gửi.
- Đăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân
- Quyết toán thuế TNCN cuối năm
- Bảng thanh toán tạm ứng (Kèm theo chứng từ gốc) Bạn thu hóa đơn (nếu ứng tiền mua hàn, tiền phòng,...công tác,...) chứng từ có liên quan đến việc chi số tiền ứng trên => Số tiền còn thừa thì hoàn ứng, nếu thiếu tiền thì chi thêm.
- Chứng từ ngân hàng: cuối tháng ra ngân hàng : lấy sổ phụ, sao kê chi tiết, UNC, Giấy báo nợ, Giấy báo có về lưu trữ và làm căn cứ lên sổ sách kế toán
- Đối với CCDC, TSCĐ thì phải có Bảng theo dõi phân bổ
e. Điều chỉnh sổ kế toán
Trường hợp doanh nghiệp phải áp dụng hồi tố do thay đổi chính sách kế toán và phải điều chỉnh hồi tố do phát hiện sai sót trọng yếu trong các năm trước theo quy định của chuẩn mực kế toán số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót” thì kế toán phải điều chỉnh số dư đầu năm trên sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các tài khoản có liên quan.
CLICK ĐƯỢC QUÀ BỰ, NGẠI GÌ KHÔNG THỬ!
- FREE Khai báo Thuế. Kích VÀO ĐÂY.
- FREE Soát xét Thuế. Kích VÀO ĐÂY.
- FREE Học báo cáo Thuế. Kích VÀO ĐÂY.
- FREE Nhận bản tin hoặc tài liệu. Kích VÀO ĐÂY.
Gửi bình luận