1. Thuế là gì?
Thuế là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và các cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung”.
2. Đặc điểm của thuế là gì?
Một số đặc điểm cơ bản của thuế bao gồm:
2.1. Thuế là khoản đóng góp có tính chất bắt buộc vào Ngân sách nhà nước
Thuộc tính cơ bản của thuế là tính bắt buộc vì bất kỳ tổ chức hay cá nhân đều cần nộp thuế, cần phân biệt thuế với các hình thức huy động tài chính khác của nhà nước.
Tính chất bắt buộc của thuế thể hiện ở việc NTT dù có muốn hay không, một khi đủ điều kiện nộp thuế cho Ngân sách nhà nước thì sẽ buộc phải nộp bằng những hình thức phù hợp.
Ngoài ra, việc cơ quan có thẩm quyền thu thuế đại diện cho nhà nước cũng thể hiện tính chất bắt buộc của thuế. Các cơ quan quản lý thuế phải thực hiện nghĩa vụ thu thuế đúng, đủ chủ thể và bình đẳng giữa NTT.
2.2. Thuế là khoản đóng góp có tính chất quyền lực
Nhà nước định ra việc thu thuế bởi vì 90% nguồn thu của ngân sách nhà nước chính là từ thuế. Nếu không có thuế, nhà nước sẽ không có tiềm lực kinh tế để duy trì hoạt động hay thực hiện chức năng của mình.
Với vai trò như vậy, việc thu thuế được đảm bảo thực hiện bằng nhiều cơ quan quyền lực như tổng cục thuế và cơ quan thuế địa phương. NTT không thực hiện đúng nghĩa vụ hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2.3. Thuế không mang tính đối giá hay hoàn trả trực tiếp
NTT đủ điều kiện nộp thuế theo Pháp luật, cho dù đã nhận được lợi ích cộng cộng nào hay chưa thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Thuế không mang tính hoàn trả trực tiếp, nộp vào ngân sách nhà nước.
Sau đó, Nhà nước dùng ngân sách đó chi tiêu cho mục đích phục vụ cộng đồng, trong đó có người nộp thuế.
2.4. Thuế là khoản đóng góp có tính chất vĩnh viễn
NNT thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước, khác với việc cho nhà nước vay tiền nên không có nghĩa vụ hoàn trả, bởi vì nguồn thu từ thuế được nhà nước dùng để phục vụ an sinh, xã hội.
3. Tác dụng của thuế
Thuế được dùng để làm nguồn thu vào ngân sách nhà nước, đóng vai trò quan trọng trong đời sống, cụ thể:
– Thuế được dùng để tăng thu nhập vào NSNN, góp phần giải quyết các vấn đề an sinh, phúc lợi xã hội về các đối tượng theo chính sách. Đồng thời, thuế góp phần làm nguồn lực xây dựng hạ tầng, cơ sở vật chất công cộng, phục vụ cho người dân.
– Thuế được dùng để hỗ trợ việc cân bằng khoảng cách giàu nghèo, giảm thiểu phân biệt tầng lớp trong xã hội vì người phải nộp nhiều loại thuế hơn hầu hết là những chủ thể có mức thu nhập cao hơn mức quy định chịu thuế của pháp luật.
– Việc đóng thuế giúp tăng trưởng phát triển kinh tế, xã hội của người dân, thúc đẩy nguồn nhân lực, hiệu suất làm việc tăng lên, đảm bảo công bằng xã hội,..
– Ngoài ra, việc nộp thuế yêu cầu cá nhân, tổ chức kê khai xác nhận các khoản và nguồn thu nhập phải hợp pháp nên đảm bảo sự minh bạch, công bằng..
4. Phân loại thuế
4.1. Phân loại thuế theo cách thu thuế
Thuế trực thu
Tên loại thuế cho biết đây là loại thuế mà nhà nước sẽ thu trực tiếp từ phần thu nhập của thể nhân hoặc pháp nhân.
Tính chất của thuế trực thu:
+ NNT theo quy định của nhà nước cũng là người chịu thuế.
+ Thuế trực thu là động lực và điều tiết trực tiếp đến thu nhập của người chịu thuế;
Các loại thuế trực thu tại nước ta gồm:
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất
- Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao
Thuế gián thu
Tên loại thuế cho biết đây là thuế mà nhà nước thu từ người sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hàng hóa.
Tính chất của thuế gián thu:
+ Người nộp thuế khác người chịu thuế;
+ Thuế gián thu là góp phần tạo nên giá cả của dịch vụ/ hàng hóa do chủ kinh doanh/ sản xuất phải nộp cho nhà nước. Người mua hàng mới là người chịu thuế;
Các loại thuế gián thu tại nước ta gồm:
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
- Thuế xuất nhập khẩu…
4.2. Phân loại thuế theo tính chất hành chính
+ Thuế nhà nước: dùng để nộp vào ngân sách nhà nước.
+ Thuế địa phương: dùng để nộp vào ngân sách địa phương.
4.3. Phân loại thuế theo tính chất kinh tế
+ Theo yếu tố kinh tế chịu thuế: thuế đánh vào tài sản tiêu dùng, tài sản, thu nhập, doanh nghiệp;
+ Theo lĩnh vực kinh tế chịu thuế: Bất động sản, bảo hiểm thuế,…
+ Theo yếu tố và tác nhân kinh tế chịu thuế: Thuế xuất nhập khẩu, thuế môn bài, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế đánh vào sản phẩm, hàng hóa, thuế hộ gia đình, thuế môn bài, lệ phí khác,…
Lưu ý: Khi làm những đầu việc liên quan tới thuế, các doanh nghiệp, tổ chức đều gặp những vấn đề phát sinh và phải giải trình. Bạn có thể tham khảo một số mẫu công văn giải trình thuế thường gặp dưới đây.
5. Một số loại thuế phổ biến hiện nay
5.1. Thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế trực thu, đánh vào những cá nhân có thu nhập vượt mực khởi điểm cần đóng thuế. Trong đó đối tượng chịu thuế là cá nhân có thu nhập cao gồm:
- Công dân Việt Nam ở nước ngoài
- Công dân Việt Nam sinh sống tại lãnh thổ Việt Nam
- Đối tượng nước ngoài có thu nhập từ Việt Nam.
5.2. Thuế giá trị gia tăng
Thuế GTGT hay VAT là loại thuế tính dựa trên khoản phát sinh tăng thêm/chênh lệch từ hàng hoá dịch vụ từ sản xuất/lưu thông đến người tiêu dùng. Khi kê khai thuế giá VAT, doanh nghiệp có 02 cách thức gồm kê khai theo phương pháp trực tiếp hoặc theo phương pháp khấu trừ.
5.3. Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt được áp dụng chủ thể là doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh và là đối tượng chịu thuế theo quy định. Ý nghĩa của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều tiết nguồn cung là sản phẩm, dịch vụ không có lợi với người tiêu dùng.
5.4. Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế TNDN là một khoản thuế trực thu dựa trên nguồn thu tổng thu nhập của doanh nghiệp.
5.5. Thuế sử dụng đất
Thuế sử dụng đất là nguồn thu từ chủ thể sử dụng đất khi nhà nước đã giao đất người sử dụng đất thì chủ thể phải có nghĩa vụ nộp tiền thuế.
5.6. Thuế xuất nhập khẩu
Đây là một loại thuế trực thu, áp dụng với cá nhân/tổ chức với mức tính thuế dựa theo giá trị mặt hàng xuất nhập khẩu.
5.7. Thuế tài nguyên
Thuế tài nguyên là khoản thu từ doanh nghiệp khai thác tài nguyên, theo sản lượng tài nguyên bị tính thuế, thuế suất, giá tính thuế.
5.8. Thuế bảo vệ môi trường
Để điều tiết hoạt động tác động đến môi trường, pháp luật Việt Nam đã ban hành các quy định về việc thu thuế bảo vệ môi trường.
5.9. Lệ phí môn bài
Lệ phí môn bài hay thuế môn bài, là loại thuế mà doanh nghiệp phải chịu nộp từ đầu năm cho vào quỹ ngân sách nhà nước với mục đích nắm bắt bắt đồng thời thống kê về các doanh nghiệp, công ty, hợp tác xã, hộ kinh doanh,…
5.10. Lệ phí trước bạ
Đây là loại phí áp dụng cho trường hợp thực hiện sang tên, đăng ký quyền sở hữu, chuyển nhượng về đất, xe cộ, hoặc tài sản nào đó và mức thu này dựa trên giá trị của tài sản được quy định.
Gửi bình luận