1) Sơ yếu lý lịch
- Đây là giấy tờ cơ bản mà mọi hồ sơ xin việc đều có. Qua sơ yếu lý lịch, các nhà tuyển dụng sẽ biết được bạn tên gì, quê quán, dung mạo qua hình thẻ và được địa phương xác nhận.
2) Giấy khám sức khỏe
- Bạn có thể khám sức khỏe ở các bệnh viện. Mỗi giấy khám sức khỏe chỉ có hiệu lực trong 06 tháng.
- Giấy khám sức khỏe thể hiện tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn có đủ sức để làm việc hay không, có chịu được áp lực công việc khi mùa quyết toán đến.
3) Đơn xin việc
- Bạn có thể đánh máy theo những form đã có sẵn trên internet. Tuy nhiên bạn nên viết tay sẽ làm nhà tuyển dụng ấn tượng và đánh giá bạn cao hơn vì công việc kế toán sẽ tiếp xúc nhiều với ghi chú, chứng từ, hóa đơn...
4) CV của bạn
- Trong CV thể hiện sở thích cá nhân, quá trình bạn học tập và làm việc, kỹ năng chuyên môn, mục tiêu nghề nghiệp...
- Đây là hồ sơ rất quan trọng bạn cần liệt kê hết những công việc bạn làm được phù hợp với công ty hiện tại để tỷ lệ đậu phỏng vấn thành công hơn.
-
5) Bằng cấp, chứng chỉ liên quan
Đây sẽ là những bằng cấp bổ sung cho CV bạn nêu trên là đúng, thể hiện rõ quá trình bạn học tập và làm việca) Bằng chuyên môn
- Có thể là bằng trung cấp, cao đẳng, đại học, cao học về chuyên môn kế toán. Qua bằng cấp này nhà tuyển dụng sẽ xác thực được đơn vị đào tạo kế toán cho bạn và năng lực học tập.
- Bằng tin A, B thể hiện bạn đã hoàn thành ở mức độ nào cho những kỹ năng cơ bản trên máy tính qua word, excel. Đây là 2 kỹ năng tối thiểu phải biết trong doanh nghiệp.
- Đối với 1 số công ty nước ngoài họ sẽ đòi hỏi bằng cấp tiếng anh để làm việc cho công ty họ.
- Có rất nhiều trung tâm đào tạo kế toán thực tế để giúp bạn cọ xát và thực tập những công việc kế toán chuyên môn hơn. Đây cũng là chứng chỉ các nhà tuyển dụng đánh giá cao .
- Chứng chỉ kế toán trưởng nếu có
Gửi bình luận