Khoản hỗ trợ người lao động chữa bệnh có tính thuế TNCN không

Khoản hỗ trợ người lao động chữa bệnh có tính thuế TNCN không

Kế Toán Tín Việt sẽ cùng các bạn tìm hiểu về khoản chi chữa bệnh cho người lao động và thân nhân người lao động

1) Căn cứ pháp lý

Theo quy định tại Điểm g, Khoản 2, Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

“… g) không tính vào thu nhập chịu thuế các khoản sau:

  • g.1) Khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho bản thân người lao động và thân nhân của người lao động.

  • g.1.1) Thân nhân của người lao động trong trường hợp này bao gồm: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp.

  • g.1.2) Mức hỗ trợ không tính vào thu nhập chịu thuế là số tiền thực tế chi trả theo chứng từ trả tiền viện phí nhưng tối đa không quá số tiền trả viện phí của người lao động và thân nhân người lao động sau khi đã trừ số tiền chi trả của tổ chức bảo hiểm.

  • g.1.3) Người sử dụng lao động chi tiền hỗ trợ có trách nhiệm: lưu giữ bản sao chứng từ trả tiền viện phí có xác nhận của người sử dụng lao động (trong trường hợp người lao động và thân nhân người lao động trả phần còn lại sau khi tổ chức bảo hiểm trả trực tiếp với cơ sở khám chữa bệnh) hoặc bản sao chứng từ trả viện phí; bản sao chứng từ chi bảo hiểm y tế có xác nhận của người sử dụng lao động (trong trường hợp người lao động và thân nhân người lao động trả toàn bộ viện phí, tổ chức bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người lao động và thân nhân người lao động) cùng với chứng từ chi tiền hỗ trợ cho người lao động và thân nhân người lao động mắc bệnh hiểm nghèo….”

2) Kết quả 

  • Khoản hỗ trợ của DN cho bản thân người lao động và thân nhân của người lao động để khám chữa bệnh hiểm nghèo sẽ không phải tính thuế TNCN.

 –  Đối tượng được xác định là thân nhân của người lao động hưởng trợ cấp không phải tính thuế TNCN.

   +  Con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ hoặc chồng.

   +  Vợ hoặc chồng.

   +  Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp.

 – Mức hỗ trợ khám chữa bệnh không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN là bao nhiêu?

  • Mức hỗ trợ cho người lao động hoặc thân nhân người lao động khám chữa bệnh hiểm nghèo là số tiền thực tế chi trả theo chứng từ trả tiền viện phí nhưng tối đa không quá số tiền trả viện phí của người lao động và thân nhân người lao động sau khi đã trừ số tiền chi trả của tổ chức bảo hiểm.

3) Ví dụ 

Anh Trần Văn Y là nhân viên của Công ty XYZ không may bị bệnh hiểm nghèo, công ty XYZ có hỗ trợ tiền khám chữa bệnh cho Anh Y.

 – Tổng số chi phí khám chữa bệnh là 16.000.000 đồng.

 – Tuy nhiên do có tham gia bảo hiểm xã hội do đó Tổ chức bảo hiểm chi trả 70% chi phí, tương đương với số tiền là: 16.000.000 * 70% = 11.200.000 đồng.

 – Số tiền Anh Y còn phải thanh toán cho bệnh viện là 4.800.000 đồng (16.000.000- 11.200.000 đồng).

 = > Như vậy khoản tiền hỗ trợ tối đa được tính vào thu nhập không chịu thuế (miễn thuế) khi tính thuế TNCN là 4.800.000 đồng.

 => Nếu vượt quá mức quy định thì số tiền vượt quá này sẽ bị tính vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNCN. 

Ví dụ: DN ABC có hỗ trợ cho Anh A là 6.500.000 đồng thì số tiền vượt quá mức tiền trả viện phí của người lao động và thân nhân người lao động sau khi đã trừ số tiền chi trả của tổ chức bảo hiểm là: 6.500.000 – 4.500.000 = 2.000.000 (đồng) sẽ phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của Anh A.

 

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Gửi bình luận

Mã bảo mật