335, KHOẢN MỤC KIỂM TOÁN VÀ ĐOÀN KIỂM TRA RẤT THÍCH. TẠI VÌ SAO?

335, KHOẢN MỤC KIỂM TOÁN VÀ ĐOÀN KIỂM TRA RẤT THÍCH. TẠI VÌ SAO?
335, KHOẢN MỤC KIỂM TOÁN VÀ ĐOÀN KIỂM TRA RẤT THÍCH. TẠI VÌ SAO?

Trong các buổi đào tạo nội bộ tới các kiểm toán viên, học viên và những kế toán tôi vẫn luôn nói. Hãy cẩn thận với 335, đây là khoản mục các đoàn kiểm tra luôn rất thích. Vậy, vì đâu nên nỗi. Hãy cùng tìm hiểu qua đoạn giải thích dưới đây.

Thứ nhất, theo quy định tại TT200 có nêu rõ "Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả cho hàng hóa, dịch vụ đã nhận được từ người bán hoặc đã cung cấp cho người mua trong kỳ báo cáo nhưng thực tế chưa chi trả DO CHƯA CÓ HÓA ĐƠN hoặc CHƯA ĐỦ hồ sơ, tài liệu kế toán, được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ báo cáo.".

Trong ý chưa có hóa đơn, có thể hiểu khi viết đoạn này đang ở thời kỳ áp dụng hóa đơn giấy, việc bên bán gửi hóa đơn tới bên mua có thể mất một chút thời gian, có thể người mua hàng chưa hoàn được hóa đơn về Công ty do bận việc, thất lạc hóa đơn chưa tìm thấy nhưng khoản chi phí này đã phát sinh liên quan đến HĐSXKD trong kỳ. Ý thứ hai có nếu rõ chưa đủ hồ sơ, tài liệu kế toán cũng vậy. Suy cho cùng tại thời điểm sử dụng Kế toán chưa có đủ hồ sơ và hoàn toàn có thể KHÔNG BAO GIỜ CÓ THỂ ĐỦ ĐƯỢC HỒ SƠ.

Do vậy tại thời điểm kiểm tra phải yêu cầu cung cấp đủ hồ sơ phát sinh (vì thường thời điểm kiểm tra đã phát sinh quá xa thời điểm trích lập 335). Nếu vẫn chưa cung cấp được hồ sơ của khoản chi phí này hoàn toàn có thể không được ghi nhận khoản chi phí.
Thứ hai, thời điểm trích lập cuối năm nên có thể vì một số áp lực nhất định Kế toán đã trích trước cho "xong việc" sau đó hoàn thiện chứng từ sau. Và đáng tiếc, việc hoàn chứng từ có thể không được thực hiện.

Thứ ba, hoàn toàn không có quy định trong thời gian bao lâu sẽ phải hoàn chứng từ về khiến cho Kế toán và bản thân cá nhận hoàn chi phí chứng từ có tâm lý chủ quan, hoàn lúc nào cũng được rồi ăn trái đắng.

Thứ tư, ngày trên chứng từ cũng là vấn đề để bàn, việc trích trước chi phí năm trước những ngày trên chứng từ của năm sau. Vấn đề này tôi đã đề cập ở các bài viết trước, hiện nay đối với bên mua, nhận hóa đơn đầu vào xuất sai thời điểm chưa rủi ro nhiều như bên bán bị phạt hành chính xuất sai thời điểm. Nhưng nếu không cung cấp được các chứng từ khác cũng có rủi ro loại chi phí và khấu trừ thuế.

Thứ năm, hãy nhìn BCTC đặc biệt là CĐPS của một doanh nghiệp điều gì sẽ xảy đến nếu khoản trích trước 335 dư từ đầu năm đến cuối năm không phát sinh.

Hãy cẩn thận với tài khoản này,

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Gửi bình luận

Mã bảo mật