KẾ TOÁN HIỂU SAO CHO ĐÚNG VỀ HÀNG VỀ TRƯỚC, HÓA ĐƠN VỀ SAU
Cụm từ “hàng về trước, hóa đơn về sau” khá quen thuộc với Kế toán trong giai đoạn sử dụng hóa đơn giấy.
- Người bán giao hàng cho người mua, hóa đơn xuất đúng ngày giao hàng nhưng gửi về sau cho người mua vì lý do chưa ký được, do chưa gửi được lái xe, hoặc vì lý do nào đó mà hóa đơn xuất đúng ngày nhưng chưa giao được cho người mua.
Đây mới là hàng về trước, hóa đơn về sau.
- Có thể có tình huống hàng đã giao cho người mua nhưng vì lỗi của Kế toán hoặc bộ phận nào đó không xuất đúng ngày mà để qua ngày hôm sau, bản chất đây là xuất hóa đơn sai thời điểm.
Rất nhiều Kế toán đang hiểu đây là hàng về trước, hóa đơn về sau.
- Ở tình huống ở gạch đầu dòng thứ 2, Tổng cục Thuế đã có công văn trả lời nếu bên mua nhận hàng trước, hóa đơn ngày về sau thì chứng mình bằng phiếu nhập kho, phiếu xuất kho của bên bán, biên bản bàn giao hàng, hợp đồng… sẽ được khấu trừ thuế GTGT và được trừ khi tính thuế TNDN. Còn bên bán sẽ bị phạt vi phạm hành chính về xuất hóa đơn sai thời điểm.
Tôi khuyến nghị bần cùng bất đắc dĩ lắm mới áp dụng cách này.
Vậy, hiện tại thì sao? Hiện tại đã sử dụng hóa đơn điện tử thì gạch đầu dòng thứ nhất sẽ không bao giờ có thể xuất hiện nữa, do vậy ở thời điểm hiện tại sẽ không còn khái niệm “hàng về trước, hóa đơn về sau”, chỉ có thể hàng hóa đầu vào có hóa đơn xuất sai thời điểm. Do vậy tình huống Kế toán đã xuất hóa đơn đầu ra mới tìm cách lấy hóa đơn đầu vào chỉ còn cách duy nhất đổi lỗi hết cho bên bán và xử lý như gạch đầu dòng thứ hai. Với cách này nếu thời gian xuất hóa đơn càng cách xa nhau thì sẽ càng vô lý và không bên bán nào có thể giúp bạn.
Hãy cẩn thận với những lối mòn tư duy cũ.
Gửi bình luận