Nhận tiền từ chia cổ tức có phải đóng thuế TNCN không?

Nhận tiền từ chia cổ tức có phải đóng thuế TNCN không?

Theo quy định hiện hành tại Việt Nam, thu nhập từ cổ tức được coi là một khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Cùng Kế Toán Tín Việt xem và tìm hiểu chi tiết nhé . 

1. Nhận tiền từ chia cổ tức có phải đóng thuế TNCN không?

Theo quy định về các khoản thu nhập phải chịu thuế TNCN, thu nhập từ chia cổ tức do góp vốn mua cổ phần là một trong những khoản thu nhập phải chịu thuế TNCN.

Cụ thể, theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12,  Điều 3 Nghị định 65/2013/NĐ-CP và Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, các khoản thu nhập chịu thuế TNCN gồm:

Thu nhập từ đầu tư vốn là khoản thu nhập người nộp thuế nhận được dưới các hình thức:

  • Tiền lãi do cho các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân kinh doanh vay;

  • Cổ tức do góp vốn mua cổ phần;

  • Lợi tức do góp vốn vào công ty, hợp tác xã, hợp đồng hợp tác kinh doanh và các hình thức kinh doanh; lợi tức do góp vốn thành lập tổ chức tín dụng; góp vốn vào Quỹ đầu tư chứng khoán và quỹ đầu tư khác;

  • Phần giá trị tăng thêm của vốn góp khi giải thể, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi mô hình doanh nghiệp hoặc rút vốn.

  • Lãi trái phiếu, tín phiếu và giấy tờ có giá khác;

  • Thu nhập từ đầu tư vốn khác;

  • Cổ tức trả bằng cổ phiếu, lợi tức ghi tăng vốn.

Do đó, nếu người nộp thuế nhận tiền từ chia cổ tức phải đóng thuế TNCN đối với nguồn thu nhập này.
 

nhan tien tu chia co tuc

2. Mức đóng thuế TNCN khi nhận cổ tức là bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 111/2013/TT-BTC, mức đóng thuế TNCN đối với khoản thu nhập có được do nhận tiền chia cổ tức được tính theo công thức sau:

Mức đóng thuế TNCN từ việc chia cổ tức = Thu nhập từ việc chia cổ tức x Thuế suất 5%
 

muc dong thue tncn

 

3)  Các nguyên tắc hạch toán đối với phân chia lợi nhuận sau thuế

nhan tien tu chia co tuc

Cách hạch toán lợi nhuận sau thuế chưa phân phối theo Thông tư 133/2016/TT-BTC.

Khi có quyết định hoặc thông báo trả cổ tức, lợi nhuận được chia cho các chủ sở hữu, ghi:

  • Nợ TK 421: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
  •       Có TK 338: Phải trả, phải nộp khác (TK 3388) (Chưa trả).

Khi trả tiền cổ tức, lợi nhuận, ghi:

  • Nợ TK 338: Phải trả, phải nộp khác (TK 3388).
  •       Có các TK 111, 112,… (Số tiền thực trả).

Đối với doanh nghiệp có phát sinh việc phân chia lợi nhuận thì phải đảm bảo rõ ràng, rành mạch và theo đúng quy định. Đồng thời cần hạch toán chi tiết kết quả hoạt động kinh doanh của từng năm tài chính (Năm trước, năm nay).

Ngoài ra cần theo dõi chi tiết theo từng nội dung phân chia lợi nhuận của Doanh nghiệp như: Trích lập các quỹ, bổ sung vốn đầu tư của chủ sở hữu, chia cổ tức, lợi nhuận cho các cổ đông, cho các nhà đầu tư.

Hạch toán chia lợi nhuận sau thuế

Kết chuyển lãi trong kỳ, ghi:

  • Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh.
  •       Có TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối (TK 4212).

Phân chia lợi nhuận cho các thành viên góp vốn, ghi:

  • Nợ TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối.
  •       Có TK 338: Phải trả, phải nộp khác (TK 3388).

Khi trả tiền cổ tức cổ phiếu ưu đãi cho các cổ đông, ghi:

  • Nợ TK 338: Phải trả, phải nộp khác (TK 3388).
  •       Có các TK 111, 112,… (Số tiền thực trả).

Trong năm, tạm trích quỹ dự phòng tài chính, ghi:

  • Nợ TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối.
  •       Có TK 418: Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu.
  •       Có TK 353: Quỹ khen thưởng, phúc lợi (TK 3531, 3532, 3534).

Cuối năm tính và xác định số tiền các quỹ được trích thêm, ghi:

  • Nợ TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối.
  •       Có TK 353: Quỹ khen thưởng, phúc lợi.
  •       Có TK 418: Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu.

Bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh, ghi:

  • Nợ TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối.
  •       Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Gửi bình luận

Mã bảo mật