Đợt gần đây có rất nhiều bạn chuẩn bị quyết toán cho nên có yêu cầu tôi chia sẻ 1 số kinh nghiệm cũng như lưu ý khi chúng ta quyết toán, hay đơn giản là để tham khảo và chuẩn bị trước.
Thế thì hôm nay tranh thủ mấy phút trước khi vào giờ dậy học. Tôi sẽ chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý mà tôi đúc kết ra được để từ đó có thể giúp bạn tránh được những sai lầm không đáng có
+ Thứ 01: Khi tôi hạch toán thì tôi đã phân loại sẵn cái nào hợp lý và không hợp lý luôn để khi quyết toán mình chỉ cần nhìn vào là biết chi phí không hợp lý và loại nó ra thôi
Ví dụ tôi hay dùng 1 tài khoản 642A để hạch toán tất cả các khoản chi phí không có hóa đơn hoặc hóa đơn không dùng được, nói chung là chi phí CHẮC CHẮN BỊ LỌAI.
- Có những công ty tôi còn thêm tài khoản 642B để hạch toán các CHI PHÍ NHẠY CẢM, có nghĩa là chi phí hợp lý nhưng phải có điều kiện để dễ quản lý.
- Còn có những công ty yêu cầu tính chuẩn xác cao thì khi hạch toán khoản chi nào không có hóa đơn thì mình ghi rõ ra luôn là “Chi…..không có hóa đơn”, hoặc “Chi….có hóa đơn nhưng không hợp lệ”, để lỡ khi ta hạch toán có lộn tài khoản thì khi cuối năm làm BCTC cũng thấy liền mà sửa. Thuế họ nhìn cũng biết rồi, khỏi phải hỏi ta nữa.
+ Thứ 02: Bạn nhớ là chỉ kê khai thuế khi có hóa đơn gốc (nếu là mua hàng trong nước) hoặc giấy nộp thuế gốc (nếu là hàng nhập khẩu). Nếu vì lý do nào đó mà trong tay chưa nhận được bản gốc mà chỉ có bản photo hay scan thì phải ghi chú lại, để nhớ mà đòi , ko thì công việc bề bộn vài ngày sau chắc chắn sẽ quên ngay rồi sẽ quên luôn, khi cần ko có thì phiền hà lắm đây.
+ Thứ 03: Nếu bạn nào làm ở DN XNK thì nhớ là dựa vào giấy nộp thuế để kê khai hàng nhập khẩu, chứ không dựa vào tờ khai hải quan.
- Nhiều bạn khi nhập khẩu thì đã hạch toán 133 vào phần mềm rồi, vì nếu đợi đến tháng sau mới được kê khai thì thành ra sổ cái 133 của mình bị lệch so với bảng kê đầu vào, vì thế mà các bạn quyết định kê khai luôn.
- Vì nhiều bạn chưa biết là “chỉ được kê khai khi có giấy nộp thuế”, mà cứ làm theo kế toán trước, thấy người ta làm sao mình làm vậy. Hậu quả của việc này là khi quyết toán, bị phạt hành vi “kê khai sai kỳ tính thuế” và “phạt chậm nộp thuế GTGT” (Họ điều chỉnh lại giấy nộp thuế tháng nào thì kê khai tháng đó, sau đó tháng nào phát sinh dương thuế phải nộp thì họ tính tiền phạt)
+ Thứ 04: Khi công ty bạn có đi vay vốn ngân hàng, tuyệt đối không được để tiền mặt tồn quỹ cao, nhất là tại các thời điểm ngân hàng giải ngân. Nếu tiền mặt tồn quỹ quá cao (trên giấy tờ thôi, chứ thực tế là công ty không có tiền thì mới phải đi vay chứ), thì các bạn làm phiếu chi để chi ra bớt, nội dung thì cứ bịa ra, như : chi phí marketing ko có hóa đơn, chi phụ cấp, chi gì gì đó….ko có hóa đơn.
- Mục đích là để giảm quỹ, nên cứ vô tư mà bịa, nhưng phải hợp lý tí, nhớ là ghi rõ không có hóa đơn nhé, để sau này biết mà loại ra khi quyết toán thuế.
- Vì nếu tại các thời điểm vay ngân hàng, mà số tiền tồn quỹ cao hơn số tiền ta đi vay, thì số chi phí lãi vay này ko được tính vào chi phí hợp lý, sẽ bị loại ra nhé.
+ Thứ 05: Quỹ tiền mặt cũng không được để âm, cái này tôi thấy nhiều bạn kế toán mới hay gặp phải. Nếu có thiếu tiền thì làm hợp đồng vay của sếp hoặc của cổ đông, lãi suất 0%, sau đó khi nào tiền mặt cao lên, thì lại làm thanh lý hợp đồng vay này, trả lại cho họ.
Gửi bình luận