5 Kiến Thức Nghiệp Vụ Kế Toán Cơ Bản Cần ghi nhớ

5 Kiến Thức Nghiệp Vụ Kế Toán Cơ Bản Cần ghi nhớ
Nghề kế toán hẳn là công việc không còn xa lạ ở thời đại hiện nay. Kế toán được xem là đội ngũ nhân sự nòng cốt, bắt buộc phải có ở bất kỳ một cơ quan, doanh nghiệp nào. Bên cạnh quan niệm nghề kế toán luôn gắn liền với những con số, thì kế toán viên cũng phải nắm vững những kiến thức nghiệp vụ cơ bản. Vậy, Nghiệp vụ kế toán cơ bản có những kiến thức nào?
Tham khảo thêm:

Tổng hợp 5 Nghiệp vụ Kế Toán cơ bản cần nhớ

Nghiệp vụ mua hàng

Giá mua chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng: Nợ TK 152; 153; 155; 156; 211; 641; 642
Thuế giá trị gia tăng mua vào: Nợ TK 1331
Tổng giá trị thanh toán mua theo hóa đơn: Có TK 111; 112; 331
Khi doanh nghiệp đã thanh toán toàn bộ công nợ của kỳ trước cho nhà cung cấp: 
  • Số tiền trả trước cho nhà cung cấp: Nợ TK 331
  • Có TK 111; 112

Nghiệp vụ bán hàng

Khi bán hàng cho khách thì:
Giá vốn bán hàng: 
  • Nợ TK 632 
  • Có TK 156
Doanh thu bán hàng: 
  • Nợ TK 111; 112; 113  tổng giá trị thanh toán theo hóa đơn 
  • Có TK 511 doanh thu giá bán chưa gồm thuế giá trị gia tăng
  • Có TK 3331 Thuế giá trị gia tăng bán ra.
Khi thu công nợ kỳ trước của khách hàng:
  • Số tiền khách hàng trả trước: Nợ TK 111; 112
  • Có TK 131
Khi ngân hàng trả lãi cho doanh nghiệp:
  • Nợ TK 112
  • Có TK 515

Nghiệp vụ công cụ, dụng cụ, nguyên vật liệu và thành phẩm
 

nghiep vu ke toan 1

1. Phương pháp tính giá xuất kho

a. Phương pháp tính bình quân gia quyền
Công thức: 
Giá thực tế nguyên vật liệu, hàng hóa xuất dùng = Số lượng xuất dùng x Giá đơn vị bình quân
  • Phương pháp tính bình quân cả kỳ dự trữ: 
Đơn giá = (Giá thực tế tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ) / ( Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ)
  • Phương pháp tính bình quân cuối kỳ trước: 
Đơn giá = Giá thực tế tồn đầu kỳ hoặc cuối kỳ trước / Lượng thực tế tồn đầu kỳ
  • Phương pháp tính đơn giá sau mỗi lần nhập: 
Đơn giá = Giá thực tế tồn đầu kỳ / Lượng thực tế tồn đầu kho
b. Phương pháp nhập trước xuất trước
Phương pháp nhập trước xuất trước: hàng nào nhập khi trước sẽ được xuất đi trước. 
c. Phương pháp thực tế đích danh
Phương pháp này chỉ áp dụng cho những mặt hàng có giá trị cao và bán theo đơn chiếc

2. Xuất công cụ dụng cụ

Trường hợp mua công cụ dụng cụ nhập kho
  • Nợ TK 153
  • Có TK 1331
  • Có TK 111; 112; 331
Khi xuất công cụ dụng cụ để dùng:

Trường hợp phân bổ 1 lần toàn bộ CCDC

  • Sử dụng cho bên bộ phận sản xuất: Nợ TK 154
  • Sử dụng cho bộ phận bán hàng: Nợ TK 641
  • Sử dụng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp: Nợ TK 642
  • Giá trị công cụ dụng cụ phân bổ: Có TK 153

Trường hợp phân bổ nhiều lần toàn bộ giá trị công cụ dụng cụ

  • Nợ TK 242
  • Có TK 153

Nghiệp vụ tài sản cố định

Công thức xác định nguyên giá tài sản cố định:
Nguyên giá = Giá mua trên hóa đơn chưa bao gồm VAT + Các chi phí liên quan + Thuế nhập khẩu – Các khoản giảm trừ
Mua tài sản cố định
  • Nợ TK 221
  • Nợ TK 133
  • Có TK 111; 112; 331
Tính khấu hao hàng tháng
  • Nợ TK 154; 641; 642
  • Có TK 214
Quá trình sử dụng thanh lý và nhượng bán
  • Xóa sổ 
Giá trị tài sản bị khấu hao đến thời điểm thanh lý và nhượng bán: Nợ TK 214
Giá trị còn lại: Nợ TK 811
Nguyên giá của tài sản: Có TK 211
  • Giá thỏa thuận
Nợ TK 111; 112; 131
Có TK 711: giá thỏa thuận của cả hai bên
  • Trường hợp tân trang và sửa chữa trước khi thanh lý
Chi phí sử dụng để thanh lý: Nợ TK 811
Thuế giá trị gia tăng: Nợ TK 1331
Có TK 111; 112; 331

Nghiệp vụ tiền lương và những khoản tiền trích theo lương

Những khoản trích theo lương:
  • Bảo hiểm xã hội: Trừ vào cổ phần của doanh nghiệp 17.5%; Trừ vào lương 8%
  • Bảo hiểm y tế: Trừ vào cổ phần của doanh nghiệp 3%; Trừ vào lương 1,5%
  • Bảo hiểm thất nghiệp: Trừ vào cổ phần của doanh nghiệp 1%; Trừ vào lương 1%
Hạch toán
  • Tiền lương cần trả cho các bộ phận khác trong doanh nghiệp
Nợ TK 154; 641; 642
Có 334
  • Những khoản trích các loại bảo hiểm tính vào trong chi phí của doanh nghiệp
Nợ TK 154; 641; 642: 17,5% x lương cơ bản
Có TK 3383: 17,5% x lương cơ bản
Có TK 3384: 3% x lương cơ bản
Có TK 3389: 1% x lương cơ bản
Có TK 3382: 2% x lương cơ bản
  • Trích các loại bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân trừ vào tiền lương của người lao động
Nợ TK 334
Có TK 3383: 8% x lương cơ bản
Có TK 3384: 1,5% x lương CB
Có TK 3389: 1% x lương CB
  • Nộp các khoản tiền bảo hiểm
Nợ TK 3383
Nợ TK 3384
Nợ TK 3389
Có TK 111; 112

Lời Kết

Trên đây là tổng hợp những kiến thức Nghiệp vụ kế toán cơ bản mà bạn cần ghi nhớ. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều trung tâm nhận đào tạo nghiệp vụ kế toán, luyện kế toán thực hành chuyên nghiệp. Trong đó, Kế Toán Tín Việt tự hào là đơn vị đã có kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Xây dựng thành công hình ảnh và tên tuổi của Tín Việt khắp thị trường trong và ngoài tỉnh.
Chúng tôi hiện cung cấp đa dạng các gói dịch vụ:
+ Đào tạo kế toán
+ Cung cấp dịch vụ kế toán trọn gói cho doanh nghiệp
+ Hỗ trợ tư vấn kế toán thuế cho doanh nghiệp
+ Nhận làm thủ tục thành lập, giải thể doanh nghiệp.
+ Lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp
Với phương châm hoạt động luôn đặt khách hàng lên hàng đầu, chúng tôi luôn nỗ lực tự hoàn thiện và trau dồi đội ngũ chuyên môn. Quý khách hàng và học viên có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về các khóa học Nghiệp vụ kế toán thực chiến chuyên sâu, xin mời liên hệ Hotline 0918.122.921 hoặc truy cập vào địa chỉ website của chúng tôi: https://www.ketoantinviet.net để nhận hỗ trợ nhanh chóng nhất nhé.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Gửi bình luận

Mã bảo mật