I. Sai sót liên quan đến các nội dung trên hóa đơn:
- Bỏ trống không ghi ngày tháng lập hóa đơn.
- Sai thông tin người mua hàng: ghi sai tên đơn vị mua so với đăng ký kinh doanh, ghi sai địa chỉ bên mua, hoặc sai mã số thuế đơn vị mua.
- Không gạch bỏ các ô mã số thuế còn trống: trên hóa đơn có 13 ô ghi mã số thuế, thông thường MST của doanh nghiệp (nếu không phải chi nhánh phụ thuộc) gồm 10 số, còn 3 ô còn trống kế toán phải gạch bỏ các ô đó.
- Ghi tên hàng hóa trên hóa đơn không đúng với tên hàng, mã hàng chi tiết trong sổ kho làm cho việc quản lý kho gặp nhiều khó khăn.
- Ghi sai số tiền.
- Số tiền bằng chữ và số tiền bằng số khác nhau.
- Không gạch hoặc gạch không hết những dòng còn trống trong phần diễn giải, số lượng, đơn giá, thành tiền.
- Ghi không đúng thuế suất thuế GTGT.
- Không gạch chéo (/) ô thuế suất thuế GTGT với những hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT.
- Không có chữ ký người mua hàng đối với những trường hợp người mua hàng trực tiếp, không qua điện thoại.
- Không đóng dấu Công ty.
II. Sai sót liên quan đến việc quản lý hóa đơn:
- Sử dụng hóa đơn trước khi lập thông báo phát hành hóa đơn.
- Không xuất hoá đơn GTGT đối với hàng Xuất khẩu,
- Không xuất hoá đơn đối với doanh thu từ hoạt động uỷ thác xuất khẩu.
- Hóa đơn viết sai, hủy bỏ không gạch chéo tất cả các liên.
- Không lót giấy carbon (giấy than) giữa các liên.
- Không lập báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn hàng kỳ (Quý, năm) theo đúng quy định về chế độ kế toán.
Thực hiện đăng ký phương pháp nộp thuế GTGT theo mẫu 06 đúng thời hạn quy định để được áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ hoặc theo phương pháp trực tiếp; trên cơ sở đó sẽ sử dụng hoá đơn tương ứng với phương pháp tính thuế (hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn trực tiếp).
- Đối với hoá đơn đầu ra:
Người nộp thuế phải lập hóa đơn và khai thuế giá trị gia tăng tại thời điểm hàng hóa đã bán và dịch vụ đã hoàn thành, kể cả trường hợp người mua chưa trả tiền.
- Một số trường hợp sai sót khi lập hoá đơn:
+ Lập hoá đơn không đúng thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua.
+ Lập hóa đơn đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt không đúng thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành.
+ Không lập hoá đơn khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần.
+ Không lập hoá đơn đối với hàng hoá, dịch vụ khuyến mại, biếu tặng.
+ Không lập hóa đơn và khai thuế giá trị gia tăng tại thời điểm thu tiền trước cho nhiều kỳ đối với hoạt động cho thuê tài sản (trường hợp này người nộp thuế có thể chọn khai thuế TNDN trong một kỳ hoặc phân bổ cho nhiều kỳ tương ứng).
- Đối với hoá đơn đầu vào:
+ Để được khầu trừ thuế GTGT và khấu trừ vào chi phí hợp lý hợp lệ khi tính thuế TNDN thì phải có hoá đơn, chứng từ hợp pháp và có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên.
+ Việc chuyển tiền qua Ngân hàng để thanh toán cho hóa đơn từ 20 triệu trở lên có nghĩa là phải chuyển từ tài khoản Ngân hàng mang tên đơn vị mua hàng sang tài khoản ngân hàng mang tên nhà cung cấp. Nếu chuyển tiền từ một tài khoản không mang tên đơn vị mua hàng, hoặc chuyển tiền sang một tài khoản không mang tên công ty người bán trên hóa đơn, hoặc mang tiền mặt nộp vào tài khoản của người bán đều không được coi là chuyển tiền qua ngân hàng -> những hóa đơn mua hàng này không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng và tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN. Hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra cũng được coi là thanh toán qua Ngân hàng; trường hợp sau khi bù trừ công nợ mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua Ngân hàng.
+ Nếu tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống (trừ trường hợp ô tô sử dụng cho vào kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn) có giá trị vượt trên 1,6 tỷ đồng thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng đó sẽ không được khấu trừ; đồng thời không được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khí xác định thuế TNDN đối với phần vượt trên 1.6 tỷ đồng đó.
+ Hóa đơn GTGT đầu vào bị mất phải gửi thông báo mất hóa đơn GTGT theo mẫu Mẫu số: BC21/AC đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp, đồng thời đề nghị công ty xuất hóa đơn photo lại liên 1 và xác nhận sao y bản chính của họ. Thực hiện nộp phạt hành chính theo quy định thì hoá đơn đó mới được coi là hóa đơn hợp lệ được khấu trừ thuế GTGT và khấu trừ vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
+ Người nộp thuế sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (hoá đơn chưa có giá trị sử dụng, hoá đơn giả, hoá đơn hết giá trị sử dụng), hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn (hoá đơn có nội dung được ghi không có thực, hoá đơn có sự chênh lệch về giá trị hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên,…) để khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng và tính vào chi phí được trừ là vi phạm pháp luật về hóa đơn và pháp luật về thuế giá trị gia tăng, thuế Thu nhập doanh nghiệp
- Một số trường hợp được xác định là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn như:
+ Sử dụng hoá đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán ra, để hợp thức hoá hàng hoá, dịch vụ mua vào không có chứng từ hoặc hàng hoá, dịch vụ bán ra để gian lận thuế, để bán hàng hoá nhưng không kê khai nộp thuế;
+ Sử dụng hoá đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán hàng hoá, dịch vụ, nhưng không kê khai nộp thuế, gian lận thuế; để hợp thức hàng hoá, dịch vụ mua vào không có chứng từ;
+ Hoá đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hoá, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hoá đơn;
+ Sử dụng hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ mà cơ quan thuế, cơ quan công an và các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.
CLICK ĐƯỢC QUÀ BỰ, NGẠI GÌ KHÔNG THỬ!
- FREE Khai báo Thuế. Kích VÀO ĐÂY.
- FREE Soát xét Thuế. Kích VÀO ĐÂY.
- FREE Học báo cáo Thuế. Kích VÀO ĐÂY.
- FREE Nhận bản tin hoặc tài liệu. Kích VÀO ĐÂY.
Gửi bình luận