Phương pháp tính giá thành trực tiếp cần biết

Phương pháp tính giá thành trực tiếp cần biết
Việc xác định giá thành sản phẩm là một trong những công việc quan trọng và cần phải được thực hiện chính xác và hợp lý. Kế toán Tín Việt xin hướng dẫn phương pháp tính giá thành trực tiếp.

1) Phương pháp tính giá thành trực tiếp là gì?

  • Phương pháp này thường được áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn với số lượng mặt hàng ít và sản xuất với số lượng lớn. Những doanh nghiệp với quy trình sản xuất phức tạp cũng có thể áp dụng phương pháp này, nhưng cần phải sản xuất ít loại sản phẩm với số lượng lớn.
  • Công thức: 
Tổng giá thành sản xuất sản phẩm    =    Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ    +    Chi phí sản xuất trong kỳ    -    Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ
 

2) Ví dụ cách tính giá thành

Tại doanh nghiệp sản xuất Minh Nga, tháng 7/2017 có thông tin như sau (nghìn đồng):
Sản phẩm dở dang đầu tháng theo gỗ tấm: 20.000 VNĐ 30.000
Chi phí sản xuất trong tháng đã tập hợp được:
-  Chi phí gỗ tấm : 180.000   200.000
-  Chi phí NCTT: 28.800  30.000
-  Chi phí SXC: 21.600 22.000
Kết quả sản xuất trong tháng hoàn thành 160 180 tủ kệ, còn lai 40 50 tủ kệ đang dở dang.
Từ số liệu tập hợp, tính được các số liệu kế toán cần thiết như sau:

Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ    =    (30.000 +200.000) / (180 + 50)    x  50    =    50.000

Bảng tính giá thành sản phẩm tủ kệ, số lượng: 180 sản phẩm

Đơn vị tính: Nghìn đồng

Khoản mục
chi phí

Giá trị dở dang đầu kỳ

Chi phí phát sinh trong kỳ

Giá trị dở dang cuối kỳ

Tổng giá thành

Giá thành đơn vị

Chi phí gỗ tấm

30.000

200.000

50.000

180.000

1.000

Chi phí NCTT

-

30.000

-

30.000

166,67

Chi phí SXC

-

22.000

-

22.000

122,2

Tổng cộng

30.000

252.000

50.000

232.000

 
 

3) Ưu điểm phương pháp tính giá thành trực tiếp

- Dễ hạch toán với số lượng mặt hàng ít,
- Chi phí phân bổ thường khớp với thực tế nên phản ánh được đúng chi phí phát sinh cho từng đối tượng kế toán.
- Việc hạch toán thường được tiến hành vào cuối tháng trùng với kì báo cáo nên dễ dàng đối chiếu, theo dõi.

4) Nhược điểm phương pháp tính giá thành trực tiếp

-    Thường áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất ít mặt hàng, khối lượng lớn;
-    Doanh nghiệp sản xuất độc quyền một loại sản phẩm, chu kì sản xuất ngắn.
-    Sản phẩm dở dang ít hoặc không đáng kể 

5)   Đối tượng áp dụng

  • Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít , sản xuất với khối lượng lớn và chu kì sản xuất ngắn. Ví dụ: các doanh nghiệp khai thác than, quặng, hải sản, các doanh nghiệp sản xuất động lực (điện, nước,…)
  • Ngoài ra phương pháp còn được áp dụng cho những doanh nghiệp tuy có quy trình sản xuất phức tạp nhưng sản xuất khối lượng lớn và ít loại sản phẩm, đối tượng tính giá thành ở trong những phân xưởng riêng biệt hoặc để tính giá thành của những công việc nhất định như thi công công trình, xây lắp.
  •  Nếu có gì thắc mắc hoặc chưa rõ bạn vui lòng để lại comment bên dưới bài viết hoặc nhắn tin cho chúng tôi để Kế toán Tín Việt tư vấn cho bạn.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Gửi bình luận

Mã bảo mật